Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Hội đồng quốc gia giáo dục: Ủng hộ xu hướng một kỳ thi quốc gia

- Việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục nhận được rất nhiều góp ý, trao đổi, thảo luận trong phiên họp của Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực diễn ra ngày 20/8.


giáo dục, thi cử, cải tổ, Việt Nam 

Trong đó, quan điểm được nhiều đại biểu thống nhất là xu thế về lâu dài là học sinh học hết THPT thì có một kỳ thi quốc gia để xét tốt nghiệp. Các trường ĐH, CĐ có phương án tuyển sinh riêng trên tinh thần tự chủ.

Tuy nhiên, trong vài năm tới, ngoại trừ một số trường ĐH, CĐ có phương án tuyển sinh riêng, còn đa phần các trường muốn có một kỳ thi quốc gia làm căn cứ để tuyển sinh.

Vì vậy, nhiều thành viên Hội đồng cho rằng, Bộ GDĐT cần nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp trên. Việc tổ chức kỳ thi quốc gia thời gian trước mắt là là để lựa chọn được những người xứng đáng vào học ở bậc cao hơn, đồng thời tạo động lực học tập cho học sinh.

Các đề thi, cách ra đề thi phải phù hợp với cả học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Công tác tổ chức phải đơn giản, rõ ràng, không gây khó khăn cho học sinh và phụ huynh.

Để có kỳ thi đảm bảo đánh giá đúng, công bằng, về mặt kỹ thuật, Bộ GDĐT cần huy động các chuyên gia, nhà giáo dục xây dựng cấu trúc đề thi có sự phân hóa để một mặt học sinh không băn khoăn khi thi tốt nghiệp THPT, mặt khác để kết quả kỳ thi là căn cứ tin cậy cho các trường ĐH, CĐ làm công tác tuyển sinh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ghi nhận các ý kiến tại phiên họp và chỉ đạo Bộ GDĐT tiếp thu đóng góp của công luận và các nhà khoa học, có phương án trình Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo phương án tổ chức kỳ thi quốc gia.

  giáo dục, thi cử, cải tổ, Việt Nam

giáo dục, thi cử, cải tổ, Việt Nam

Kết quả sau 1 tháng thăm dò dư luận trên VietNamNet về thời điểm tổ chức "một kỳ thi quốc gia"

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

'300 triệu không mua được suất giáo viên'

- Mới đây, VietNamNet nhận được phản ánh về những sai phạm trong cách tính điểm thi công chức giáo dục ở huyện Chương Mỹ năm 2014. Chúng tôi đã có buổi làm việc với UBND huyện Chương Mỹ, Hà Nội và phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ.

Đơn thư bạn đọc cho biết: "Trong kì thi tuyển công chức giáo dục mẫu giáo, tiểu học, THCS vừa qua tôi có tham dự kì thi tuyển công chức tại hội đồng thi huyện Chương mỹ. Đối chiếu cách tính điểm thực hành, điểm khóa luận tốt nghiệp và trung bình điểm học tập thì thấy cách tính tổng điểm của Phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ có phần vênh nhau và lệch so với quy chế.

giáo viên, tuyển công chức, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Từ trái qua phải: Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng và phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ Nguyễn Hữu Thìn (Ảnh: Văn Chung)

Thư phản ánh còn nêu, Phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ còn tính điểm sai của rất nhiều trường hợp khác.

Theo phản ánh của một số ứng viên, mặc dù có điểm khóa luận tốt nghiệp là trên 90 điểm nhưng khi tính điểm tốt nghiệp thì Hội đồng tuyển dụng lại hạ mức điểm chỉ còn hơn 80 điểm.

Trước sự vô lý này, ứng viên đã trực tiếp lên làm việc với Phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ thì nhận được câu trả lời: Điểm đó là cộng môn thi điều kiện tốt nghiệp vào khoá luận tốt nghiệp sau đấy lấy điểm trung bình.

Các ứng viên này khẳng định, việc tính điểm tốt nghiệp theo cách của Hội đồng tuyển dụng viên chức huyện Chương Mỹ đưa ra là hoàn toàn trái với các quy định bởi theo điều 12 Nghị định 29 của Chính phủ về tuyển dụng, xử lý và quản lý viên chức nêu rõ: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1”.

Như vậy theo quy định này, đối với những người bảo vệ luận văn thì điểm tốt nghiệp chính là điểm bảo vệ luận văn, hoàn toàn không ràng buộc đến điểm môn thi điều kiện tốt nghiệp.

Trước thắc mắc sai sót trong tuyển dụng giáo viên 2014 tại địa phương, chiều 27/8, VietNamNet có buổi làm việc với UBND huyện Chương Mỹ, Hà Nội và phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ.

Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ Nguyễn Hữu Thìn cho biết: Theo quy định của Nghị định 29 và công văn hướng dẫn của thành phố thì điểm tốt nghiệp của ứng viên được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.

“Tuy nhiên trong bảng điểm của thí sinh không có điểm luận văn mà chỉ có điểmkhóa luận. Nếu thay từ khóa luận thành luận văn thì chúng tôi sẽ dễ áp dụng hơn.Đây là vấn đề các trường đại học cần xem xét, thống nhất lại khi cấp bảng điểm cho thí sinh.

giáo viên, tuyển công chức, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Căn cứ vào bảng điểm này, Phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ đã cộng 2 điểm này rồi chia đôi ra điểm tốt nghiệp của ứng viên (Ảnh: Văn Chung)

Cũng trong bảng điểm tên là Điểm thi tốt nghiệp hệ đào tạo đại học chính quy của ứng viên thắc mắc ghi rõ điểm khóa luận tốt nghiệp của ứng viên và điểm thi tốt nghiệp Khoa học Mác-Lê nin. Chúng tôi hiểu đó là 2 điểm tốt nghiệp nên cộng vào và chia đôi ra điểm tốt nghiệp cuối cùng của thí sinh”- ông Thìn giải thích.

Tiếp thu ý kiến của thí sinh, bản thân ông Thìn và phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, Hà Nội Đinh Mạnh Hùng cho biết cũng lúng túng, cần xin ý kiến chỉ đạo cấp trên để xử lí.

Nhận được đơn thư của thí sinh, ngày 26/8, Phó Chủ tịch Đinh Mạnh Hùng đã có văn bản số 739 gửi sở Nội vụ TP.Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo thí sinh có đơn xin hủy kết quả xét tuyển và cách tính điểm xét tuyển viên chức ngành giáo dục năm 2014.

Trưởng phòng Thìn cho biết thêm: Theo tìm hiểu của ông, không ít huyện như Chương Mỹ trong đợt tuyển dụng viên chức giáo dục vừa qua cũng đang gặp vướng mắc khi tính điểm tốt nghiệp cho thí sinh vì bảng điểm của thí sinh cũng như sự không đồng nhất giữa hai từ khóa luận-luận văn.

Nói thêm về khâu tuyển dụng viên chức giáo dục tại địa phương, ông Hùng cho biết: Năm 2014, huyện này 325 chỉ tiêu giáo viên cho 3 cấp học là mầm non, tiểu học, THCS. Số hồ sơ ứng tuyển là 2151, tỉ lệ gần 1/7.

“Mọi khâu từ tổ chức coi thi, chấm thi và công bố kết quả được làm chặt chẽ. Nếu kỳ thi thực hành thí sinh không thi soạn giáo án mà thi phỏng vấn thì huyện sẽ bố trí camera giám sát như đã thực hiện ở kỳ tuyển dụng công chức khác.

Phần công bố điểm, nhận kết quả trong đêm hôm trước, hội đồng chỉ có tôi và 1 đồng chí nữa biết. Ngay đầu giờ sáng hôm sau tôi niêm yết và công bố để các ứng viên biết, tránh chuyện “đi đêm” giữa các giám khảo với ứng viên" - ông Hùng nói. Chỉ cần phát hiện có dấu hiệu, biểu hiện như vậy lập tức các cán bộ này sẽ bị xử lí nặng dù là ai.

Rồi ông đưa dẫn chứng làm nghiêm để tuyển người có năng lực, trong đợt tuyển giáo viên vừa qua, nhiều con em nông dân đã ăn mừng. Không ít con các lãnh đạo huyện Chương Mỹ như con của Phó chủ tịch thường trực huyện, lãnh đạo các phòng ban của huyện vẫn trượt trong đợt tuyển dụng này. 200-300 triệu đồng cũng không chạy được.

Văn Chung

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

15 cựu sinh viên Harvard nổi danh nhất thế giới

Trang blog kinh tế tài chính - Business Insider đã vừa đưa ra danh sách những cựu sinh viên của trường Đại học Harvard nổi danh nhất thế giới mọi thời đại:

1. Tổng thông Mỹ Barack Obama trở thành sinh viên của ĐH Luật Harvard vào năm 1988. Cuối năm 1988, ông được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review khi mới chỉ là sinh viên năm nhất và tổng biên tập của tờ tạp chí vào năm học thứ hai. Ông tốt nghiệp với tấm bằng tiến sĩ Luật hạng ưu vào năm 1991. Trong suốt thời gian học tập ở trường, ông còn chơi bóng rổ trong đội của Hiệp hội sinh viên luật da màu.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, Harvard

2. Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore vào Đại học Harvard năm 1965. Trong thời gian theo học, vị cựu phó tổng thống Mỹ này đã bị xếp vào danh sách các sinh viên có thành tích học tập tệ nhất lớp. Sau khi nhận ra mình không có hứng thú với chuyên ngành ngữ văn Anh, Gore quyết định đổi ngành học và tìm thấy niềm đam mê với chuyên ngành chính trị học. Ông tốt nghiệp hạng danh dự với luận án tốt nghiệp xuất sắc với tựa đề :”Tác động cua truyền hình trong cách lãnh đạo của Tổng thống, 1947-1969” vào năm 1969.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, Harvard

3. Ben Bernanke là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Ông đã giành được 1590/1600 điểm SAT và sau đó tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của Harvard vào năm 1975. Giờ đây, một bài phát biểu kéo dài 40 phút của ông có thể mang lại khoản thù lao nhiều hơn cả mức lương trong một năm ông làm việc.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardBen Bernanke, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang

4. Bill Gate, Chủ tịch tập đoàn Microsoft, bắt đầu vào học tại Harvard năm 1973, ông quyết định chọn theo học ngành toán học ứng dụng. Trong thời gian học ở Harvard, Bill Gates đã phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC trên máy tính. Sau đó, ông đã bỏ học ở Harvard để dồn hết tâm sức sáng lập ra Microsoft cùng người bạn của mình Paul Allen khi đang là sinh viên năm thứ 3.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardBill Gate, Chủ tịch tập đoàn Microsoft

5. Cố tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt bắt đầu học ở Harvard vào năm 1900. Ông tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa ở đây như làm chủ tịch cho tờ báo Harvard Crimson, thư ký câu lạc bộ Glee...

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCố tổng thổng Mỹ Franklin Delano Roosevelt

6. Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush tốt nghiệp Đại Học Kinh doanh thuộc Harvard năm 1975. Ông là tổng thống duy nhất của Mỹ tốt nghiệp có bằng MBA (Cao học quản trị kinh doanh).

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCựu tổng thống Mỹ George W. Bush

7. Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tốt nghiệp Harvard năm 1950, sau đó ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị. Henry Kissinger còn là giảng viên dạy tại Đại học Harvard từ năm 1954-1969.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger

8. Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Harvard năm 1982. Ông đứng thứ 22 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới theo Forbes và đang điều hành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Jamie Dimon cũng từng là Chủ tịch FED New York.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardJamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase

9. Jill Abramson, Tổng biên tập tờ New York Times. Bà không chỉ là Tổng biên tập của một trong những tờ báo có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới - New York Times mà còn là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này trong suốt lịch sử 160 năm của tờ báo. Bà đã lấy bằng cử nhân loại xuất sắc của Harvard năm 1976, chuyên ngành Lịch sử.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardJill Abramson, Tổng biên tập tờ New York Times

10. Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ quốc tế đại học Harvard vào năm 1940. Luận án tốt nghiệp của ông viết về lý do tại sao nước Anh lại chưa sẵn sàng để chống lại Đức trong Thế chiến thứ hai, sau đó nó đã được xuất bản thành cuốn sách với tựa đề "Tại sao nước Anh ngủ mê” và trở thành cuốn sách bán chạy nhất lúc đó.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

11. Mark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook. Lúc đang là một sinh viên của Đại học Harvard, anh đã tạo lập trang mạng xã hội Facebook với sự trợ giúp của các bạn học của mình. Hiện nay anh đang là tổng giám đốc điều hành của Facebook. Năm 2008, Zuckerberg xếp thứ 785 trong bảng xếp hạng doanh nhân giàu có của tạp chí Forbes, với số tài sản của anh lên đến 1,5 tỷ USD.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardMark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook

12. Tổng Thư Kí Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki – moon tốt nghiệp thạc sĩ ngành hành chính công năm 1985 tại Đại học Harvard. Ông giữ chức Tổng thư ký Liên hợp quốc kể từ năm 2007 và được bầu lại vào vị trí này năm 2011. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông muốn tập trung vào việc trao nhiều quyền hơn cho phụ nữ và thúc đẩy một xã hội phát triển bền vững. Trước đó, ông còn là Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của Hàn Quốc.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardTổng Thư Kí Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki – moon

13. Tổng thống Liberia Johnson Sirleaf lấy bằng M.A chuyên ngành quản lý công năm 1971. Bà trở thành Tổng thống Liberia năm 2006 và trở thành nữ Tổng thống da màu do dân bầu đầu tiên của thế giới. Bà cũng là Tổng thống nữ đầu tiên của châu Phi. Năm 2011, bà được nhận giải Nobel Hòa Bình vì nỗ lực thúc đẩy quá trình hòa giải của Liberia.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardTổng thống Liberia Johnson Sirleaf

14. Lloyd Blankfein, CEO của Goldman Sachs, tốt nghiệp cử nhân năm 1975 và lấy bằng tiến sĩ Luật năm 1978 tại đại học Harvard. Hiện ông là CEO của một trong những định chế tài chính hùng mạnh nhất thế giới với tài sản 938 tỷ USD. Blanfein nắm giữ vị trí CEO của Goldman Sachs kể từ năm 2006 và đứng ở số 27 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của Forbes.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardLloyd Blankfein, CEO của Goldman Sachs

15. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama tốt nghiệp tiến sĩ ngành luật năm 1988 và là đệ phất phu nhân của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ, Barack Obama, Bà luôn mong muốn thế hệ trẻ của nước Mỹ tiến lên phía trước. Bà đứng đầu chiến dịch “Let’s move!” thúc đẩy ăn uống dinh dưỡng và chống lại tệ nạn lạm dụng trẻ em.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardMichelle Obama, đệ nhất phu nhân Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ

Thu Phươnglược dịch (Theo Business Insider/Wikipedia)

Cô bé xương thuỷ tinh giỏi toán

- Dù không thể đi lại được trên đôi chân của mình, em Lê Thị Hoài Nhớ (13 tuổi, ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) vẫn ước mơ trở thành cô giáo để được đứng trên bục giảng bài cho các em học sinh.

xương thủy tinh, bệnh hiểm nghèo, nghị lực

Sinh ra chưa được 2 tuổi thì chân Hoài Nhớ bị gãy và bắt đầu có những dấu hiệu của căn bệnh xương thuỷ tinh, cha mẹ đã cố gắng chạy chữa đưa em đi khắp các bệnh viện để điều trị nhưng vẫn không thể nào chữa khỏi.

Cha của em là anh Lê Văn Hoà (SN 1973), cũng bị mắc bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ, vì thế anh không giúp được gì cho gia đình. Một mình mẹ em là chị Đinh Thị Hoa phải bươn trải nuôi chồng và hai đứa con. Trong nhà chỉ có một sào ruộng với ít hồ tiêu, dành dụm được ít tiền là chị lại vay mượn thêm đưa con đi bệnh viện chữa trị.

Đã hơn 10 năm trôi qua, sự buồn tủi và lo lắng khi chứng kiến con lớn lên trong bệnh tật, đau đớn luôn đè nặng lên đôi vai chị Hoa. Nhìn con đau đớn, lòng người mẹ như đứt từng khúc ruột mà không biết phải làm thế nào. Mặc dù đã 13 tuổi, nhưng nhìn Hoài Nhớ nhỏ nhắn như trẻ mẫu giáo. Những ngày trái gió trở trời, cơn đau cứ liên tiếp ập đến hành hạ cô bé.

Tuy bị bệnh tật và phải vào bệnh viện triền miên, nhưng Hoài Nhớ rất ham học. 5 năm liền em là học sinh giỏi và luôn được thầy cô, bạn bè quý mến. Mỗi ngày đến trường, Hoài Nhớ phải có mẹ hoặc chị gái cõng đi.

Xong giờ học, mẹ hay chị lại phải vào tận lớp đón về. Hôm nào mẹ hay chị gái chưa đến kịp, các bạn trong lớp lại thay nhau cõng em về nhà. Cứ thế, đã 5 năm trôi qua, Hoài Nhớ đến trường nhờ vào đôi tay của mẹ và chị gái.

xương thủy tinh, bệnh hiểm nghèo, nghị lực

Dù đau ốm bệnh tật, nhưng lúc nào em cũng rất lạc quan.

Về đến nhà, Hoài Nhớ chỉ ngồi một chỗ không thể đi lại được, mọi sinh hoạt, ăn ở đều do mẹ em hoặc chị gái chăm sóc. Có những hôm đau quá hay phải vào bệnh viện điều trị liên tục không thể đến lớp học được, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp đến tận nhà giảng bài để Hoài Nhớ theo kịp chương trình học.

Thầy giáo Lê Văn Lưỡng, chủ nhiệm lớp Hoài Nhớ cho biết: “Hoài Nhớ là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của lớp, em mang trong mình căn bệnh không chữa trị được.

Cả hoàn cảnh bản thân và gia đình đều hết sức khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em là một học sinh tiêu biểu của lớp, nhất là môn toán em trội hơn hẳn so với các bạn trong lớp”.

Biết mình bị thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa nên em luôn cố gắng học thật giỏi. Dù ngày nắng hay mưa, (chỉ trừ những ngày đi điều trị) thì ngày nào em cũng đòi mẹ đưa đến trường đều đặn và đúng giờ. ..

Khi được hỏi tại sao lại muốn trở thành cô giáo, Hoài Nhớ cho biết: “Em muốn được đứng trên bục giảng bài cho các học sinh. Em biết chân bị tật không thể đứng được, lớn lên làm việc gì cũng sẽ rất khó, nhưng em vẫn muốn được đi học và sẽ cố gắng học thật giỏi”.

Nhìn vào đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên của Hoài Nhớ, chúng tôi thấu hiểu được khao khát được vui đùa cùng bạn bè của em. 

Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là được đi lại trên đôi chân của mình, để cùng vui chơi với bạn bè, để sau này đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho các em học sinh....

Dẫu biết ước mơ đó khó có thể trở thành hiện thực, nhưng gia đình em và tất cả mọi người vẫn luôn hy vọng có một phép màu nào đó đến với em.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Những bộ óc nhỏ tuổi thông minh nhất lịch sử nhân loại

Ở cái tuổi mà hầu hết chúng ta chỉ biết nghịch đồ ăn và khám phá ngón chân thì những thần đồng nhỏ tuổi này đã học được những ngôn ngữ phức tạp hay nghiên cứu về những lĩnh vực mà chúng ta chưa hề nghe đến.

Wolf Amadeus Mozart – nhà soạn nhạc 6 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 3 tuổi, Mozart đã chơi được harpsichord. Đến năm lên 6, ông viết bản nhạc đầu tiên. Tiếp sau đó là bản giao hưởng đầu tiên năm 8 tuổi và bản opera đầu tiên năm 12 tuổi.

Tài năng âm nhạc của nhà soạn nhạc huyền thoại này được phát hiện từ nhỏ.

Năm 5 tuổi, Mozart đã biểu diễn piano ở ĐH Salzburg và ở cung điện Vienna năm 6 tuổi. Năm 14 tuổi, ông được gửi tới Italy để trở thành nhà soạn nhạc opera. Dù mất sớm – năm 35 tuổi nhưng ông để lại hơn 600 tác phẩm.

William Rowan Hamilton – thông thạo nhiều ngoại ngữ năm 5 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Sinh ra ở Dublin, Ireland năm 1805, William Rowan Hamilton thể hiện trí thông minh từ rất sớm. Năm 5 tuổi, ông đã thành thạo tiếng Latin, Hy Lạp và Do Thái.

Năm 13 tuổi, nhà toán học tương lai biết 13 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Sanscrit, Ba Tư, Ý, Ả Rập, Syria và Ấn Độ.

Năm 15 tuổi, Hamilton phát hiện ra lỗi sai trong khi nghiên cứu các công trình của nhà toán học Pháp Pierre-Simon Laplace.

Ông được bổ nhiệm là giáo sư thiên văn học và giám đốc Đài quan sát thiên văn Dunsink, đồng thời là nhà thiên văn học hoàng gia của Ireland trong khi vẫn đang là sinh viên đại học.

Nhà toán học vĩ đại nhất Ireland được phong tước hiệp sĩ vào năm 1835 và qua đời vào năm 1865.

Pablo Picasso – nghệ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 1881, Picasso bộc lộ năng khiếu từ nhỏ. Với sự trợ giúp của người cha cũng là họa sĩ, ông cho ra đời những bức vẽ phức tạp năm 15 tuổi. Bức sơn dầu lớn đầu tiên của ông có tên “The First Communion” từng được trưng bày ở Barcelona.

Năm sau, bức “Science and Charity” nhận được huy chương vàng ở Malaga và nhận được huy hiệu danh dự tại triển lãm mỹ thuật quốc gia ở Madrid.

Tuy nhiên, niềm đam mê của ông với nghệ thuật hiện đại đã gây ra những rạn nứt trong mối quan hệ với cha mẹ. Đến đầu thế kỷ 20, Picasso đồng sáng lập phong trào lập thể. Phong cách và kỹ thuật hội họa của ông thay đổi thường xuyên suốt cuộc đời mình. Nghệ sĩ tài năng này qua đời ở Pháp vào năm 1973.

William James Sidis – người đàn ông thông minh nhất

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 8 tuổi, Sidis đã thể hiện tài năng toán học của mình bằng cách phát triển một bảng logarit mới dựa trên con số 12. Một năm sau, ông giảng bài tại ĐH Harvard. Cậu bé thần đồng này thiết lập kỷ lục thế giới khi là người trẻ nhất theo học Harvard năm 11 tuổi và tốt nghiệp hạng ưu 5 năm sau.

Sidis được đánh giá là người thông minh nhất tính tới bây giờ. Chỉ số IQ của ông vào khoảng 250-300.

Sidis tự học chữ và không lâu sau ông thành thạo 8 ngoại ngữ. Ông trải qua thời thơ ấu đầy ấn tượng, nhưng khi trưởng thành, báo chí thời điểm đó cho rằng tài năng của ông đã bị hao mòn do những công việc lao động chân tay mà ông trải qua.

Shakuntala Devi – chiếc máy tính sống

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Sinh năm 1939 ở Banglore, Ấn Độ, Devi bắt đầu làm quen với con số nhờ những mưu mẹo khi chơi bài cùng bố năm 3 tuổi.

Được mệnh danh là “máy tính sống”, Devi đã chứng minh khả năng toán học của mình ở ĐH Mysore và ĐH Annamalai từ khi còn nhỏ. Tài năng của bà được nhắc đến trong sách kỷ lục Guinness vài lần. Năm 2006, bà viết cuốn “Ở Xứ Sở Thần Tiên Của Những Con Số” – câu chuyện kể về một bé gái thích thú với những con số.

Robert James Fischer – kỳ thủ cờ vua xuất sắc nhất

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 14 tuổi, Fischer chiến thắng giải vô địch cờ vua thế giới – trở thành người trẻ nhất từng giành ngôi vị này. Cũng vào năm đó, anh thu hút sự chú ý của giới chơi cờ vua – môn thể thao được mệnh danh là “trò chơi của thế kỷ”.

Fischer cũng phá vỡ một kỷ lục khác một năm sau khi trở thành đại kiện tướng quốc tế trẻ nhất mọi thời đại lúc mới 15 tuổi.

Năm 1972, anh trở thành kỳ thủ được đánh giá cao nhất với hệ số Elo 2.785.

Năm 1992, anh đấu với một đối thủ cũ ở Yugoslavia và có hành động vi phạm luật. Fischer lẩn tránh các cơ quan chức năng trong suốt 12 năm sau cho tới khi ông bị bắt ở Nhật Bản vào năm 2004. Cuối cùng, ông cũng được thả vào năm 2005 và được cấp quyền công dân Iceland.

Trong suốt sự nghiệp, anh đã lập nhiều kỷ lục. Anh mất ở Iceland năm 2008.

Theodore Kaczynski – cử nhân Harvard thành kẻ đánh bom thư

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Theodore Kaczynski đã từng được coi là thần đồng khi được ĐH Harvard nhận vào học năm 16 tuổi.

Sau đó, ông muốn lấy bằng tiến sĩ toán học ở ĐH Michigan – nơi mà luận văn của ông được đánh giá là quá phức tạp, đến mức các giáo sư tại thời điểm đó không thể hiểu nổi.

Năm 25 tuổi, Kaczynski trở thành giảng viên trẻ nhất ĐH California (Berkeley) nhưng ông nghỉ dạy 2 năm sau đó, chuyển tới sống cùng cha mẹ, cuối cùng là sống ẩn dật ở một cabin trong rừng.

Hoạt động đánh bom thư của ông kéo dài suốt 20 năm, giết chết 3 người và làm bị thương 23 người. Hiện ông đang thi hành án tù chung thân. Trước khi trở thành một kẻ đánh bom thư, chỉ số IQ của ông là 167 lúc đang học lớp 5.

Kim Ung-Yong – sinh viên vật lý dự thính năm 3 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 3 tuổi, Kim Ung-Yong tham gia các bài giảng ở ĐH Hanyang (Hàn Quốc) với tư cách là sinh viên dự thính. Năm 8 tuổi, ông được NASA mời tới Mỹ học tập.

Sinh năm 1962, Kim Ung-Yong được đưa vào sách kỷ lục Guinness khi đạt chỉ số IQ 210.

Thần đồng này biết nói lúc 4 tháng tuổi và chỉ 2 năm sau, ông có thể đọc tiếng Nhật, Hàn, Đức và Anh.

Năm 16 tuổi, Kim rời NASA và quyết định học đại học ở Hàn Quốc. Ông nhận bằng tiến sĩ về kỹ thuật dân sự.

Ông trở thành trợ giảng ở ĐH Chungbuk từ năm 2007 và xuất bản gần 90 bài viết về thủy lực trên các tạp chí khoa học.

Xem tiếp phần 2

Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)

Những bộ óc nhỏ tuổi thông minh nhất lịch sử nhân loại (P2)

Ở cái tuổi mà hầu hết chúng ta chỉ biết nghịch đồ ăn và khám phá ngón chân thì những thần đồng nhỏ tuổi này đã học được những ngôn ngữ phức tạp hay nghiên cứu về những lĩnh vực mà chúng ta chưa hề nghe đến.

Sufiah Yusof – thần đồng bất hạnh

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 1997, Sufiah được nhận vào học St. Hilda’s College thuộc ĐH Oxford chuyên ngành toán học năm 13 tuổi. Vài năm sau, thần đồng người Malaysia này biến mất khỏi căn hộ sau bài thi cuối kỳ.

Cuối cùng người ta cũng phát hiện ra cô đang làm hầu bàn trong một quán café. Cô cho biết áp lực từ gia đình là nguyên nhân khiến cô chạy trốn.

Khi trở về, cô sống cùng một gia đình nhận nuôi và được trao cơ hội học đại học một lần nữa vào năm 2003. Một năm sau, cô kết hôn với một luật sư tốt nghiệp ĐH Oxford và bỏ dở việc học hành từ đó. Cuộc hôn nhân kéo dài 13 tháng.

Năm 2007, người ta phát hiện ra thần đồng một thời đang làm công việc của một gái mại dâm. Tin này được tiết lộ sau khi cha cô bị buộc tội quan hệ tình dục với 2 bé gái 15 tuổi.

Hiện tại, Yusof đang là một nhân viên xã hội.

Kathleen Holtz – luật sư trẻ nhất

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Kathleen Holtz nhập học ĐH Bang California (Los Angeles) năm 10 tuổi và tốt nghiệp hạng ưu ngành Triết học. Năm 15 tuổi, cô học trường luật, trở thành luật sư trẻ nhất California và rất có thể là trẻ nhất nước Mỹ khi mới 18 tuổi (năm 2007). Độ tuổi trung bình của những người tham gia kỳ thi công nhận được hành nghề luật sư ở California là 30 tuổi.

Sau khi vượt qua kỳ thi, Holtz làm việc cho công ty luật TroyGould. Năm 2009, kênh NBC lên kế hoạch sản xuất loạt phim truyền hình dựa trên câu chuyện của Holtz do Hilary Duff thủ vai.

Michael Kearney – cử nhân trẻ nhất thế giới

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 10 tuổi, Kearney nhận bằng cử nhân của ĐH Nam Alabama. Năm 17 tuổi, anh nhận bằng cử nhân thứ hai tại ĐH Vanderbilt.

Sinh ra ở Hawaii, Kearney nằm trong danh sách những cử nhân trẻ nhất thế giới của Sách Kỷ lục Guinness.

Năm 21 tuổi, anh có 4 bằng đại học và một năm sau, anh nhận thêm bằng tiến sĩ hóa học.

Năm 2006, Kearney thắng 1 triệu đô từ chương trình truyền hình thực tế Gold Rush của công ty AOL (chương trình nói về hành trình khai thác vàng) và thắng 25.000 đô trong chương trình “Ai là triệu phú” vào năm 2008.

Anh từng mơ ước trở thành người dẫn chương trình game show. Hồi nhỏ, Kearney được chẩn đoán là mắc chứng tăng động.

Gregory Smith – 4 lần được đề cử Nobel Hòa bình

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 1999, khi mới 10 tuổi, Smith nhận suất học bổng 4 năm trị giá gần 70.000 USD ở trường Randolph-Macon College. Sau đó, cậu tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học toán học và học thêm ngành Lịch sử và Sinh học.

Hai năm sau, Smith được gặp Bill Clinton và Mikhail Gorbachev, được phát biểu trước Liên Hiệp Quốc và được đề cử giải Nobel Hòa Bình nhờ những thành tích mà cậu đạt được.

Kể từ đó, cậu được đề cử giải này 3 lần nữa vì những công việc nhân đạo mà cậu đã làm ở Đông Timor, Sao Paolo, Rwanda và Kenya.

Năm 16 tuổi, Smith học tiến sĩ toán học, kỹ thuật hàng không vũ trụ, quan hệ quốc tế và nghiên cứu y sinh học ở ĐH Virginia.

Colin Carlson – thần đồng môi trường học

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Colin Carlson tự học chữ khi mới biết đi và tốt nghiệp trường trung học trực tuyến của ĐH Stanford năm 11 tuổi.

Năm 9 tuổi, cậu bắt đầu tham gia các khóa học tín chỉ ở ĐH Connecticut và học đại học toàn thời gian năm 12 tuổi. Carlson hiện đang đạt điểm trung bình 3,9 với tư cách là sinh viên danh dự của 2 chuyên ngành Sinh thái & Sinh học tiến hóa và Nghiên cứu môi trường.

Carlson vừa nộp đơn khiếu nại nhà trường phân biệt đối xử khi từ chối yêu cầu được tham gia công tác thực địa ở Nam Phi của cậu.

Cậu bé thần đồng này từng thực tập ở tổ chức môi trường danh tiếng Sierra Club và tự thành lập một tổ chức môi trường của riêng mình.

Jacob Barnett – chủ nhân giải Nobel Hòa bình trong tương lai

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

8 tuổi, Barnett bắt đầu tới ĐH Indiana. Với chỉ số IQ 170 – cao hơn cả Albert Einstein, Barnett có thể là chủ nhân giải Nobel Hòa bình trong tương lai.

Mẹ cậu chia sẻ rằng cậu đã làm thử đại số 1 và 2, hình học, lượng giác sau 2 tuần tự học. Mặc dù mắc chứng Aspergers – một dạng nhẹ của bệnh tự kỷ, nhưng Barnett không để cho căn bệnh này làm mình trở nên kém cỏi.

Từ khi nhập học, Barnett được học lớp vật lý thiên văn nâng cao và đang nghiên cứu việc mở rộng thuyết tương đối của Einstein. Cậu cũng đang nghiên cứu để phản biện thuyết Big Bang.

Akrit Jaswal – bác sĩ phẫu thuật 7 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 7 tuổi, Akrit trở thành bác sĩ phẫu thuật. Sinh năm 1993, cậu là sinh viên đại học kiêm bác sĩ phẫu thuật nhỏ tuổi nhất Ấn Độ.

Chỉ số IQ của Jaswal ở khoảng 146.

Saffron Pledger – một trong những thành viên nhỏ tuổi nhất của Mensa

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Thậm chí còn chưa đi học nhưng bé gái 3 tuổi này đã đạt chỉ số IQ 140 và có thể là một trong những thành viên nhỏ tuổi nhất của Mensa (câu lạc bộ những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới).

Để tham gia câu lạc bộ này, các thành viên phải nằm trong số 2% dân số có chỉ số IQ cao nhất thế giới.

Với 140 điểm, chỉ số IQ của Pledger cao hơn chỉ số trung bình quốc gia 40 điểm và cao hơn cựu Tổng thống Bill Clinton 3 điểm.

Cô bé được sinh ra ở Anh này đã biết viết, đọc, đếm đến 50 và làm những phép toán đơn giản. Pledger là con gái của người từng chiến thắng game show 8 lần – Danny Pledger. Ông bố 23 tuổi này hiện là một nhân viên thiết kế web.

Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)

Vì sao tôi không dạy con chia sẻ đồ chơi với bạn khác?

Thoạt tiên thì tôi cảm thấy người mẹ này thật điên rồ, nhưng bây giờ thì tôi hoàn toàn đồng ý với những gì cô ấy nói. – một độc giả chia sẻ.

dạy con, chia sẻ, tranh giành, đồ chơi

Tôi cho con trai theo học một trường mẫu giáo tư thục. Ở đây các quy định đều do phụ huynh thảo luận và thống nhất với nhau, trong đó có một quy định về việc chia sẻ. Một bé có thể giữ một món đồ chơi mà bé thích đến khi nào hết thích nữa thì thôi. Nếu một bé khác cũng muốn món đồ chơi đó, bé phải chờ cho đến khi bạn kia chơi xong. Phụ huynh và cô giáo thậm chí phải giữ hộ món đồ chơi cho bé khi bé đi vệ sinh, hay trong giờ ăn, để đảm bảo rằng không ai giành mất. Quy định này áp dụng cho tất cả đồ chơi, trò chơi, kể cả xích đu.

Tôi quan sát trong 2 tuần và nhận ra rằng tất cả các bé đều hiểu quy định này và đều vui vẻ khi nghe tôi nói rằng: “Con chờ đến khi bạn Minh chơi xong nhé!”. Khi đến những nơi khác, tôi thấy thái độ về việc chia sẻ hoàn toàn khác ở trường của con tôi, chính quy định ấy có tác động tích cực lên thái độ của các bé.

Hai câu chuyện về việc chia sẻ

Dưới đây là 2 câu chuyện về việc chia sẻ mà tôi chứng kiến gần đây.

Chuyện thứ nhất là từ một người bạn thân của tôi. Cô ấy dắt đứa con 2 tuổi của mình đi chơi ở công viên. Bé Sơn mang theo một chiếc xe đồ chơi nhỏ. Một đứa bé khác, lớn hơn một chút, rất thích chiếc xe, yêu cầu Sơn cho mình chiếc xe và thế là một trận ẩu đả giữa 2 bé xảy ra . Mẹ của đứa bé kia hậm hực: “Bạn ấy đã không được mẹ dạy cho cách chia sẻ đồ chơi!”. Đừng bận tâm, thực tế là chiếc xe thuộc về con bạn, và khi ai đó hỏi xin hay đề nghị được chia sẻ, bé trả lời “Không” là hoàn toàn hợp lý.

Chuyện thứ hai xảy ra tại trung tâm văn hóa gần nhà tôi. Vào sáng thứ 6 hàng tuần, ở đây có rất nhiều đồ chơi cho trẻ em. Có một chiếc xe màu đỏ mà con trai tôi rất thích, bé có thể lái nó chạy quanh trong suốt một tiếng rưỡi đồng hồ mà không biết chán. Tôi đang ngồi trên ghế băng để theo dõi con mình từ xa thì nhìn thấy một phụ nữ có con trai muốn lái xe đã tiếp cận con tôi nhiều lần và hỏi: “Con có thể nhường cho bạn chơi một chút không?”. Tất nhiên bé phớt lờ và sau một hồi, cô ấy đã bực tức bỏ đi. Có đến một triệu chiếc xe khác cô ta có thể cho con mình lái, trong đó có những chiếc gần giống với chiếc xe của con trai tôi, tại sao nhất định yêu cầu một đứa bé khác phải chia sẻ cho con mình?

Bài học về thực tế cuộc sống

Tôi không đồng ý với cách cư xử của các bà mẹ trong hai tình huống trên, bởi vì sẽ khiến cho bé có suy nghĩ là “À, mình hoàn toàn có thể giành một thứ gì đó của người khác nếu mình thích nó”. Tôi hiểu được suy nghĩ của các bậc cha mẹ là luôn mong muốn cho con cái của mình tất cả mọi thứ mà bé muốn. Tuy nhiên, điều đó không đúng trong tất cả các trường hợp, và không nên dạy bé giành giật thứ không thuộc về mình một cách bất hợp lý.

Đừng để bé nghĩ rằng mình muốn gì sẽ có nấy và ai cũng có nghĩa vụ phải nhường cho mình. Tôi từng đọc một bài viết hài hước về những thanh thiếu niên hiện nay luôn mong đợi được tăng lương, thăng cấp chỉ vì lý do “Tôi có mặt ở công ty mỗi ngày”.

Bạn có thể tự liên hệ bản thân mình, bạn có chen lấn, vượt trước dòng người đang xếp hàng chờ thanh toán ở siêu thị chỉ vì bạn cảm thấy mình không thích chờ đợi không? Và người trưởng thành đều không thể tự ý lấy một thứ gì đó của người khác (như điện thoại, kính mát…) chỉ vì họ thích chúng.

Thật khó, nhưng chúng ta nên dạy cho con mình về cách đối mặt với sự thất vọng, bởi vì đó là thực tế cuộc sống. Và chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con để “chiến đấu”, “tranh giành” mọi thứ cho bé được. Thay vào đó, chúng ta dạy bé làm thế nào có được những thứ mình muốn thông qua làm việc chăm chỉ, siêng năng và kiên nhẫn, điều này mới là quan trọng nhất.

(sưu tầm)