Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

15 cựu sinh viên Harvard nổi danh nhất thế giới

Trang blog kinh tế tài chính - Business Insider đã vừa đưa ra danh sách những cựu sinh viên của trường Đại học Harvard nổi danh nhất thế giới mọi thời đại:

1. Tổng thông Mỹ Barack Obama trở thành sinh viên của ĐH Luật Harvard vào năm 1988. Cuối năm 1988, ông được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review khi mới chỉ là sinh viên năm nhất và tổng biên tập của tờ tạp chí vào năm học thứ hai. Ông tốt nghiệp với tấm bằng tiến sĩ Luật hạng ưu vào năm 1991. Trong suốt thời gian học tập ở trường, ông còn chơi bóng rổ trong đội của Hiệp hội sinh viên luật da màu.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, Harvard

2. Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore vào Đại học Harvard năm 1965. Trong thời gian theo học, vị cựu phó tổng thống Mỹ này đã bị xếp vào danh sách các sinh viên có thành tích học tập tệ nhất lớp. Sau khi nhận ra mình không có hứng thú với chuyên ngành ngữ văn Anh, Gore quyết định đổi ngành học và tìm thấy niềm đam mê với chuyên ngành chính trị học. Ông tốt nghiệp hạng danh dự với luận án tốt nghiệp xuất sắc với tựa đề :”Tác động cua truyền hình trong cách lãnh đạo của Tổng thống, 1947-1969” vào năm 1969.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, Harvard

3. Ben Bernanke là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Ông đã giành được 1590/1600 điểm SAT và sau đó tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của Harvard vào năm 1975. Giờ đây, một bài phát biểu kéo dài 40 phút của ông có thể mang lại khoản thù lao nhiều hơn cả mức lương trong một năm ông làm việc.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardBen Bernanke, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang

4. Bill Gate, Chủ tịch tập đoàn Microsoft, bắt đầu vào học tại Harvard năm 1973, ông quyết định chọn theo học ngành toán học ứng dụng. Trong thời gian học ở Harvard, Bill Gates đã phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC trên máy tính. Sau đó, ông đã bỏ học ở Harvard để dồn hết tâm sức sáng lập ra Microsoft cùng người bạn của mình Paul Allen khi đang là sinh viên năm thứ 3.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardBill Gate, Chủ tịch tập đoàn Microsoft

5. Cố tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt bắt đầu học ở Harvard vào năm 1900. Ông tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa ở đây như làm chủ tịch cho tờ báo Harvard Crimson, thư ký câu lạc bộ Glee...

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCố tổng thổng Mỹ Franklin Delano Roosevelt

6. Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush tốt nghiệp Đại Học Kinh doanh thuộc Harvard năm 1975. Ông là tổng thống duy nhất của Mỹ tốt nghiệp có bằng MBA (Cao học quản trị kinh doanh).

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCựu tổng thống Mỹ George W. Bush

7. Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tốt nghiệp Harvard năm 1950, sau đó ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị. Henry Kissinger còn là giảng viên dạy tại Đại học Harvard từ năm 1954-1969.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger

8. Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Harvard năm 1982. Ông đứng thứ 22 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới theo Forbes và đang điều hành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Jamie Dimon cũng từng là Chủ tịch FED New York.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardJamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase

9. Jill Abramson, Tổng biên tập tờ New York Times. Bà không chỉ là Tổng biên tập của một trong những tờ báo có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới - New York Times mà còn là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này trong suốt lịch sử 160 năm của tờ báo. Bà đã lấy bằng cử nhân loại xuất sắc của Harvard năm 1976, chuyên ngành Lịch sử.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardJill Abramson, Tổng biên tập tờ New York Times

10. Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ quốc tế đại học Harvard vào năm 1940. Luận án tốt nghiệp của ông viết về lý do tại sao nước Anh lại chưa sẵn sàng để chống lại Đức trong Thế chiến thứ hai, sau đó nó đã được xuất bản thành cuốn sách với tựa đề "Tại sao nước Anh ngủ mê” và trở thành cuốn sách bán chạy nhất lúc đó.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardCựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

11. Mark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook. Lúc đang là một sinh viên của Đại học Harvard, anh đã tạo lập trang mạng xã hội Facebook với sự trợ giúp của các bạn học của mình. Hiện nay anh đang là tổng giám đốc điều hành của Facebook. Năm 2008, Zuckerberg xếp thứ 785 trong bảng xếp hạng doanh nhân giàu có của tạp chí Forbes, với số tài sản của anh lên đến 1,5 tỷ USD.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardMark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook

12. Tổng Thư Kí Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki – moon tốt nghiệp thạc sĩ ngành hành chính công năm 1985 tại Đại học Harvard. Ông giữ chức Tổng thư ký Liên hợp quốc kể từ năm 2007 và được bầu lại vào vị trí này năm 2011. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông muốn tập trung vào việc trao nhiều quyền hơn cho phụ nữ và thúc đẩy một xã hội phát triển bền vững. Trước đó, ông còn là Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của Hàn Quốc.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardTổng Thư Kí Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki – moon

13. Tổng thống Liberia Johnson Sirleaf lấy bằng M.A chuyên ngành quản lý công năm 1971. Bà trở thành Tổng thống Liberia năm 2006 và trở thành nữ Tổng thống da màu do dân bầu đầu tiên của thế giới. Bà cũng là Tổng thống nữ đầu tiên của châu Phi. Năm 2011, bà được nhận giải Nobel Hòa Bình vì nỗ lực thúc đẩy quá trình hòa giải của Liberia.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardTổng thống Liberia Johnson Sirleaf

14. Lloyd Blankfein, CEO của Goldman Sachs, tốt nghiệp cử nhân năm 1975 và lấy bằng tiến sĩ Luật năm 1978 tại đại học Harvard. Hiện ông là CEO của một trong những định chế tài chính hùng mạnh nhất thế giới với tài sản 938 tỷ USD. Blanfein nắm giữ vị trí CEO của Goldman Sachs kể từ năm 2006 và đứng ở số 27 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của Forbes.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardLloyd Blankfein, CEO của Goldman Sachs

15. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama tốt nghiệp tiến sĩ ngành luật năm 1988 và là đệ phất phu nhân của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ, Barack Obama, Bà luôn mong muốn thế hệ trẻ của nước Mỹ tiến lên phía trước. Bà đứng đầu chiến dịch “Let’s move!” thúc đẩy ăn uống dinh dưỡng và chống lại tệ nạn lạm dụng trẻ em.

cựu sinh viên, nổi danh, nổi tiếng, đại học, HarvardMichelle Obama, đệ nhất phu nhân Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ

Thu Phươnglược dịch (Theo Business Insider/Wikipedia)

Cô bé xương thuỷ tinh giỏi toán

- Dù không thể đi lại được trên đôi chân của mình, em Lê Thị Hoài Nhớ (13 tuổi, ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) vẫn ước mơ trở thành cô giáo để được đứng trên bục giảng bài cho các em học sinh.

xương thủy tinh, bệnh hiểm nghèo, nghị lực

Sinh ra chưa được 2 tuổi thì chân Hoài Nhớ bị gãy và bắt đầu có những dấu hiệu của căn bệnh xương thuỷ tinh, cha mẹ đã cố gắng chạy chữa đưa em đi khắp các bệnh viện để điều trị nhưng vẫn không thể nào chữa khỏi.

Cha của em là anh Lê Văn Hoà (SN 1973), cũng bị mắc bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ, vì thế anh không giúp được gì cho gia đình. Một mình mẹ em là chị Đinh Thị Hoa phải bươn trải nuôi chồng và hai đứa con. Trong nhà chỉ có một sào ruộng với ít hồ tiêu, dành dụm được ít tiền là chị lại vay mượn thêm đưa con đi bệnh viện chữa trị.

Đã hơn 10 năm trôi qua, sự buồn tủi và lo lắng khi chứng kiến con lớn lên trong bệnh tật, đau đớn luôn đè nặng lên đôi vai chị Hoa. Nhìn con đau đớn, lòng người mẹ như đứt từng khúc ruột mà không biết phải làm thế nào. Mặc dù đã 13 tuổi, nhưng nhìn Hoài Nhớ nhỏ nhắn như trẻ mẫu giáo. Những ngày trái gió trở trời, cơn đau cứ liên tiếp ập đến hành hạ cô bé.

Tuy bị bệnh tật và phải vào bệnh viện triền miên, nhưng Hoài Nhớ rất ham học. 5 năm liền em là học sinh giỏi và luôn được thầy cô, bạn bè quý mến. Mỗi ngày đến trường, Hoài Nhớ phải có mẹ hoặc chị gái cõng đi.

Xong giờ học, mẹ hay chị lại phải vào tận lớp đón về. Hôm nào mẹ hay chị gái chưa đến kịp, các bạn trong lớp lại thay nhau cõng em về nhà. Cứ thế, đã 5 năm trôi qua, Hoài Nhớ đến trường nhờ vào đôi tay của mẹ và chị gái.

xương thủy tinh, bệnh hiểm nghèo, nghị lực

Dù đau ốm bệnh tật, nhưng lúc nào em cũng rất lạc quan.

Về đến nhà, Hoài Nhớ chỉ ngồi một chỗ không thể đi lại được, mọi sinh hoạt, ăn ở đều do mẹ em hoặc chị gái chăm sóc. Có những hôm đau quá hay phải vào bệnh viện điều trị liên tục không thể đến lớp học được, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp đến tận nhà giảng bài để Hoài Nhớ theo kịp chương trình học.

Thầy giáo Lê Văn Lưỡng, chủ nhiệm lớp Hoài Nhớ cho biết: “Hoài Nhớ là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của lớp, em mang trong mình căn bệnh không chữa trị được.

Cả hoàn cảnh bản thân và gia đình đều hết sức khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em là một học sinh tiêu biểu của lớp, nhất là môn toán em trội hơn hẳn so với các bạn trong lớp”.

Biết mình bị thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa nên em luôn cố gắng học thật giỏi. Dù ngày nắng hay mưa, (chỉ trừ những ngày đi điều trị) thì ngày nào em cũng đòi mẹ đưa đến trường đều đặn và đúng giờ. ..

Khi được hỏi tại sao lại muốn trở thành cô giáo, Hoài Nhớ cho biết: “Em muốn được đứng trên bục giảng bài cho các học sinh. Em biết chân bị tật không thể đứng được, lớn lên làm việc gì cũng sẽ rất khó, nhưng em vẫn muốn được đi học và sẽ cố gắng học thật giỏi”.

Nhìn vào đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên của Hoài Nhớ, chúng tôi thấu hiểu được khao khát được vui đùa cùng bạn bè của em. 

Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là được đi lại trên đôi chân của mình, để cùng vui chơi với bạn bè, để sau này đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho các em học sinh....

Dẫu biết ước mơ đó khó có thể trở thành hiện thực, nhưng gia đình em và tất cả mọi người vẫn luôn hy vọng có một phép màu nào đó đến với em.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Những bộ óc nhỏ tuổi thông minh nhất lịch sử nhân loại

Ở cái tuổi mà hầu hết chúng ta chỉ biết nghịch đồ ăn và khám phá ngón chân thì những thần đồng nhỏ tuổi này đã học được những ngôn ngữ phức tạp hay nghiên cứu về những lĩnh vực mà chúng ta chưa hề nghe đến.

Wolf Amadeus Mozart – nhà soạn nhạc 6 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 3 tuổi, Mozart đã chơi được harpsichord. Đến năm lên 6, ông viết bản nhạc đầu tiên. Tiếp sau đó là bản giao hưởng đầu tiên năm 8 tuổi và bản opera đầu tiên năm 12 tuổi.

Tài năng âm nhạc của nhà soạn nhạc huyền thoại này được phát hiện từ nhỏ.

Năm 5 tuổi, Mozart đã biểu diễn piano ở ĐH Salzburg và ở cung điện Vienna năm 6 tuổi. Năm 14 tuổi, ông được gửi tới Italy để trở thành nhà soạn nhạc opera. Dù mất sớm – năm 35 tuổi nhưng ông để lại hơn 600 tác phẩm.

William Rowan Hamilton – thông thạo nhiều ngoại ngữ năm 5 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Sinh ra ở Dublin, Ireland năm 1805, William Rowan Hamilton thể hiện trí thông minh từ rất sớm. Năm 5 tuổi, ông đã thành thạo tiếng Latin, Hy Lạp và Do Thái.

Năm 13 tuổi, nhà toán học tương lai biết 13 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Sanscrit, Ba Tư, Ý, Ả Rập, Syria và Ấn Độ.

Năm 15 tuổi, Hamilton phát hiện ra lỗi sai trong khi nghiên cứu các công trình của nhà toán học Pháp Pierre-Simon Laplace.

Ông được bổ nhiệm là giáo sư thiên văn học và giám đốc Đài quan sát thiên văn Dunsink, đồng thời là nhà thiên văn học hoàng gia của Ireland trong khi vẫn đang là sinh viên đại học.

Nhà toán học vĩ đại nhất Ireland được phong tước hiệp sĩ vào năm 1835 và qua đời vào năm 1865.

Pablo Picasso – nghệ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 1881, Picasso bộc lộ năng khiếu từ nhỏ. Với sự trợ giúp của người cha cũng là họa sĩ, ông cho ra đời những bức vẽ phức tạp năm 15 tuổi. Bức sơn dầu lớn đầu tiên của ông có tên “The First Communion” từng được trưng bày ở Barcelona.

Năm sau, bức “Science and Charity” nhận được huy chương vàng ở Malaga và nhận được huy hiệu danh dự tại triển lãm mỹ thuật quốc gia ở Madrid.

Tuy nhiên, niềm đam mê của ông với nghệ thuật hiện đại đã gây ra những rạn nứt trong mối quan hệ với cha mẹ. Đến đầu thế kỷ 20, Picasso đồng sáng lập phong trào lập thể. Phong cách và kỹ thuật hội họa của ông thay đổi thường xuyên suốt cuộc đời mình. Nghệ sĩ tài năng này qua đời ở Pháp vào năm 1973.

William James Sidis – người đàn ông thông minh nhất

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 8 tuổi, Sidis đã thể hiện tài năng toán học của mình bằng cách phát triển một bảng logarit mới dựa trên con số 12. Một năm sau, ông giảng bài tại ĐH Harvard. Cậu bé thần đồng này thiết lập kỷ lục thế giới khi là người trẻ nhất theo học Harvard năm 11 tuổi và tốt nghiệp hạng ưu 5 năm sau.

Sidis được đánh giá là người thông minh nhất tính tới bây giờ. Chỉ số IQ của ông vào khoảng 250-300.

Sidis tự học chữ và không lâu sau ông thành thạo 8 ngoại ngữ. Ông trải qua thời thơ ấu đầy ấn tượng, nhưng khi trưởng thành, báo chí thời điểm đó cho rằng tài năng của ông đã bị hao mòn do những công việc lao động chân tay mà ông trải qua.

Shakuntala Devi – chiếc máy tính sống

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Sinh năm 1939 ở Banglore, Ấn Độ, Devi bắt đầu làm quen với con số nhờ những mưu mẹo khi chơi bài cùng bố năm 3 tuổi.

Được mệnh danh là “máy tính sống”, Devi đã chứng minh khả năng toán học của mình ở ĐH Mysore và ĐH Annamalai từ khi còn nhỏ. Tài năng của bà được nhắc đến trong sách kỷ lục Guinness vài lần. Năm 2006, bà viết cuốn “Ở Xứ Sở Thần Tiên Của Những Con Số” – câu chuyện kể về một bé gái thích thú với những con số.

Robert James Fischer – kỳ thủ cờ vua xuất sắc nhất

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 14 tuổi, Fischer chiến thắng giải vô địch cờ vua thế giới – trở thành người trẻ nhất từng giành ngôi vị này. Cũng vào năm đó, anh thu hút sự chú ý của giới chơi cờ vua – môn thể thao được mệnh danh là “trò chơi của thế kỷ”.

Fischer cũng phá vỡ một kỷ lục khác một năm sau khi trở thành đại kiện tướng quốc tế trẻ nhất mọi thời đại lúc mới 15 tuổi.

Năm 1972, anh trở thành kỳ thủ được đánh giá cao nhất với hệ số Elo 2.785.

Năm 1992, anh đấu với một đối thủ cũ ở Yugoslavia và có hành động vi phạm luật. Fischer lẩn tránh các cơ quan chức năng trong suốt 12 năm sau cho tới khi ông bị bắt ở Nhật Bản vào năm 2004. Cuối cùng, ông cũng được thả vào năm 2005 và được cấp quyền công dân Iceland.

Trong suốt sự nghiệp, anh đã lập nhiều kỷ lục. Anh mất ở Iceland năm 2008.

Theodore Kaczynski – cử nhân Harvard thành kẻ đánh bom thư

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Theodore Kaczynski đã từng được coi là thần đồng khi được ĐH Harvard nhận vào học năm 16 tuổi.

Sau đó, ông muốn lấy bằng tiến sĩ toán học ở ĐH Michigan – nơi mà luận văn của ông được đánh giá là quá phức tạp, đến mức các giáo sư tại thời điểm đó không thể hiểu nổi.

Năm 25 tuổi, Kaczynski trở thành giảng viên trẻ nhất ĐH California (Berkeley) nhưng ông nghỉ dạy 2 năm sau đó, chuyển tới sống cùng cha mẹ, cuối cùng là sống ẩn dật ở một cabin trong rừng.

Hoạt động đánh bom thư của ông kéo dài suốt 20 năm, giết chết 3 người và làm bị thương 23 người. Hiện ông đang thi hành án tù chung thân. Trước khi trở thành một kẻ đánh bom thư, chỉ số IQ của ông là 167 lúc đang học lớp 5.

Kim Ung-Yong – sinh viên vật lý dự thính năm 3 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, vĩ đại, lịch sử

Năm 3 tuổi, Kim Ung-Yong tham gia các bài giảng ở ĐH Hanyang (Hàn Quốc) với tư cách là sinh viên dự thính. Năm 8 tuổi, ông được NASA mời tới Mỹ học tập.

Sinh năm 1962, Kim Ung-Yong được đưa vào sách kỷ lục Guinness khi đạt chỉ số IQ 210.

Thần đồng này biết nói lúc 4 tháng tuổi và chỉ 2 năm sau, ông có thể đọc tiếng Nhật, Hàn, Đức và Anh.

Năm 16 tuổi, Kim rời NASA và quyết định học đại học ở Hàn Quốc. Ông nhận bằng tiến sĩ về kỹ thuật dân sự.

Ông trở thành trợ giảng ở ĐH Chungbuk từ năm 2007 và xuất bản gần 90 bài viết về thủy lực trên các tạp chí khoa học.

Xem tiếp phần 2

Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)

Những bộ óc nhỏ tuổi thông minh nhất lịch sử nhân loại (P2)

Ở cái tuổi mà hầu hết chúng ta chỉ biết nghịch đồ ăn và khám phá ngón chân thì những thần đồng nhỏ tuổi này đã học được những ngôn ngữ phức tạp hay nghiên cứu về những lĩnh vực mà chúng ta chưa hề nghe đến.

Sufiah Yusof – thần đồng bất hạnh

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 1997, Sufiah được nhận vào học St. Hilda’s College thuộc ĐH Oxford chuyên ngành toán học năm 13 tuổi. Vài năm sau, thần đồng người Malaysia này biến mất khỏi căn hộ sau bài thi cuối kỳ.

Cuối cùng người ta cũng phát hiện ra cô đang làm hầu bàn trong một quán café. Cô cho biết áp lực từ gia đình là nguyên nhân khiến cô chạy trốn.

Khi trở về, cô sống cùng một gia đình nhận nuôi và được trao cơ hội học đại học một lần nữa vào năm 2003. Một năm sau, cô kết hôn với một luật sư tốt nghiệp ĐH Oxford và bỏ dở việc học hành từ đó. Cuộc hôn nhân kéo dài 13 tháng.

Năm 2007, người ta phát hiện ra thần đồng một thời đang làm công việc của một gái mại dâm. Tin này được tiết lộ sau khi cha cô bị buộc tội quan hệ tình dục với 2 bé gái 15 tuổi.

Hiện tại, Yusof đang là một nhân viên xã hội.

Kathleen Holtz – luật sư trẻ nhất

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Kathleen Holtz nhập học ĐH Bang California (Los Angeles) năm 10 tuổi và tốt nghiệp hạng ưu ngành Triết học. Năm 15 tuổi, cô học trường luật, trở thành luật sư trẻ nhất California và rất có thể là trẻ nhất nước Mỹ khi mới 18 tuổi (năm 2007). Độ tuổi trung bình của những người tham gia kỳ thi công nhận được hành nghề luật sư ở California là 30 tuổi.

Sau khi vượt qua kỳ thi, Holtz làm việc cho công ty luật TroyGould. Năm 2009, kênh NBC lên kế hoạch sản xuất loạt phim truyền hình dựa trên câu chuyện của Holtz do Hilary Duff thủ vai.

Michael Kearney – cử nhân trẻ nhất thế giới

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 10 tuổi, Kearney nhận bằng cử nhân của ĐH Nam Alabama. Năm 17 tuổi, anh nhận bằng cử nhân thứ hai tại ĐH Vanderbilt.

Sinh ra ở Hawaii, Kearney nằm trong danh sách những cử nhân trẻ nhất thế giới của Sách Kỷ lục Guinness.

Năm 21 tuổi, anh có 4 bằng đại học và một năm sau, anh nhận thêm bằng tiến sĩ hóa học.

Năm 2006, Kearney thắng 1 triệu đô từ chương trình truyền hình thực tế Gold Rush của công ty AOL (chương trình nói về hành trình khai thác vàng) và thắng 25.000 đô trong chương trình “Ai là triệu phú” vào năm 2008.

Anh từng mơ ước trở thành người dẫn chương trình game show. Hồi nhỏ, Kearney được chẩn đoán là mắc chứng tăng động.

Gregory Smith – 4 lần được đề cử Nobel Hòa bình

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 1999, khi mới 10 tuổi, Smith nhận suất học bổng 4 năm trị giá gần 70.000 USD ở trường Randolph-Macon College. Sau đó, cậu tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học toán học và học thêm ngành Lịch sử và Sinh học.

Hai năm sau, Smith được gặp Bill Clinton và Mikhail Gorbachev, được phát biểu trước Liên Hiệp Quốc và được đề cử giải Nobel Hòa Bình nhờ những thành tích mà cậu đạt được.

Kể từ đó, cậu được đề cử giải này 3 lần nữa vì những công việc nhân đạo mà cậu đã làm ở Đông Timor, Sao Paolo, Rwanda và Kenya.

Năm 16 tuổi, Smith học tiến sĩ toán học, kỹ thuật hàng không vũ trụ, quan hệ quốc tế và nghiên cứu y sinh học ở ĐH Virginia.

Colin Carlson – thần đồng môi trường học

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Colin Carlson tự học chữ khi mới biết đi và tốt nghiệp trường trung học trực tuyến của ĐH Stanford năm 11 tuổi.

Năm 9 tuổi, cậu bắt đầu tham gia các khóa học tín chỉ ở ĐH Connecticut và học đại học toàn thời gian năm 12 tuổi. Carlson hiện đang đạt điểm trung bình 3,9 với tư cách là sinh viên danh dự của 2 chuyên ngành Sinh thái & Sinh học tiến hóa và Nghiên cứu môi trường.

Carlson vừa nộp đơn khiếu nại nhà trường phân biệt đối xử khi từ chối yêu cầu được tham gia công tác thực địa ở Nam Phi của cậu.

Cậu bé thần đồng này từng thực tập ở tổ chức môi trường danh tiếng Sierra Club và tự thành lập một tổ chức môi trường của riêng mình.

Jacob Barnett – chủ nhân giải Nobel Hòa bình trong tương lai

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

8 tuổi, Barnett bắt đầu tới ĐH Indiana. Với chỉ số IQ 170 – cao hơn cả Albert Einstein, Barnett có thể là chủ nhân giải Nobel Hòa bình trong tương lai.

Mẹ cậu chia sẻ rằng cậu đã làm thử đại số 1 và 2, hình học, lượng giác sau 2 tuần tự học. Mặc dù mắc chứng Aspergers – một dạng nhẹ của bệnh tự kỷ, nhưng Barnett không để cho căn bệnh này làm mình trở nên kém cỏi.

Từ khi nhập học, Barnett được học lớp vật lý thiên văn nâng cao và đang nghiên cứu việc mở rộng thuyết tương đối của Einstein. Cậu cũng đang nghiên cứu để phản biện thuyết Big Bang.

Akrit Jaswal – bác sĩ phẫu thuật 7 tuổi

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Năm 7 tuổi, Akrit trở thành bác sĩ phẫu thuật. Sinh năm 1993, cậu là sinh viên đại học kiêm bác sĩ phẫu thuật nhỏ tuổi nhất Ấn Độ.

Chỉ số IQ của Jaswal ở khoảng 146.

Saffron Pledger – một trong những thành viên nhỏ tuổi nhất của Mensa

thần đồng, thông minh, tài năng, IQ, lịch sử

Thậm chí còn chưa đi học nhưng bé gái 3 tuổi này đã đạt chỉ số IQ 140 và có thể là một trong những thành viên nhỏ tuổi nhất của Mensa (câu lạc bộ những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới).

Để tham gia câu lạc bộ này, các thành viên phải nằm trong số 2% dân số có chỉ số IQ cao nhất thế giới.

Với 140 điểm, chỉ số IQ của Pledger cao hơn chỉ số trung bình quốc gia 40 điểm và cao hơn cựu Tổng thống Bill Clinton 3 điểm.

Cô bé được sinh ra ở Anh này đã biết viết, đọc, đếm đến 50 và làm những phép toán đơn giản. Pledger là con gái của người từng chiến thắng game show 8 lần – Danny Pledger. Ông bố 23 tuổi này hiện là một nhân viên thiết kế web.

Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)

Vì sao tôi không dạy con chia sẻ đồ chơi với bạn khác?

Thoạt tiên thì tôi cảm thấy người mẹ này thật điên rồ, nhưng bây giờ thì tôi hoàn toàn đồng ý với những gì cô ấy nói. – một độc giả chia sẻ.

dạy con, chia sẻ, tranh giành, đồ chơi

Tôi cho con trai theo học một trường mẫu giáo tư thục. Ở đây các quy định đều do phụ huynh thảo luận và thống nhất với nhau, trong đó có một quy định về việc chia sẻ. Một bé có thể giữ một món đồ chơi mà bé thích đến khi nào hết thích nữa thì thôi. Nếu một bé khác cũng muốn món đồ chơi đó, bé phải chờ cho đến khi bạn kia chơi xong. Phụ huynh và cô giáo thậm chí phải giữ hộ món đồ chơi cho bé khi bé đi vệ sinh, hay trong giờ ăn, để đảm bảo rằng không ai giành mất. Quy định này áp dụng cho tất cả đồ chơi, trò chơi, kể cả xích đu.

Tôi quan sát trong 2 tuần và nhận ra rằng tất cả các bé đều hiểu quy định này và đều vui vẻ khi nghe tôi nói rằng: “Con chờ đến khi bạn Minh chơi xong nhé!”. Khi đến những nơi khác, tôi thấy thái độ về việc chia sẻ hoàn toàn khác ở trường của con tôi, chính quy định ấy có tác động tích cực lên thái độ của các bé.

Hai câu chuyện về việc chia sẻ

Dưới đây là 2 câu chuyện về việc chia sẻ mà tôi chứng kiến gần đây.

Chuyện thứ nhất là từ một người bạn thân của tôi. Cô ấy dắt đứa con 2 tuổi của mình đi chơi ở công viên. Bé Sơn mang theo một chiếc xe đồ chơi nhỏ. Một đứa bé khác, lớn hơn một chút, rất thích chiếc xe, yêu cầu Sơn cho mình chiếc xe và thế là một trận ẩu đả giữa 2 bé xảy ra . Mẹ của đứa bé kia hậm hực: “Bạn ấy đã không được mẹ dạy cho cách chia sẻ đồ chơi!”. Đừng bận tâm, thực tế là chiếc xe thuộc về con bạn, và khi ai đó hỏi xin hay đề nghị được chia sẻ, bé trả lời “Không” là hoàn toàn hợp lý.

Chuyện thứ hai xảy ra tại trung tâm văn hóa gần nhà tôi. Vào sáng thứ 6 hàng tuần, ở đây có rất nhiều đồ chơi cho trẻ em. Có một chiếc xe màu đỏ mà con trai tôi rất thích, bé có thể lái nó chạy quanh trong suốt một tiếng rưỡi đồng hồ mà không biết chán. Tôi đang ngồi trên ghế băng để theo dõi con mình từ xa thì nhìn thấy một phụ nữ có con trai muốn lái xe đã tiếp cận con tôi nhiều lần và hỏi: “Con có thể nhường cho bạn chơi một chút không?”. Tất nhiên bé phớt lờ và sau một hồi, cô ấy đã bực tức bỏ đi. Có đến một triệu chiếc xe khác cô ta có thể cho con mình lái, trong đó có những chiếc gần giống với chiếc xe của con trai tôi, tại sao nhất định yêu cầu một đứa bé khác phải chia sẻ cho con mình?

Bài học về thực tế cuộc sống

Tôi không đồng ý với cách cư xử của các bà mẹ trong hai tình huống trên, bởi vì sẽ khiến cho bé có suy nghĩ là “À, mình hoàn toàn có thể giành một thứ gì đó của người khác nếu mình thích nó”. Tôi hiểu được suy nghĩ của các bậc cha mẹ là luôn mong muốn cho con cái của mình tất cả mọi thứ mà bé muốn. Tuy nhiên, điều đó không đúng trong tất cả các trường hợp, và không nên dạy bé giành giật thứ không thuộc về mình một cách bất hợp lý.

Đừng để bé nghĩ rằng mình muốn gì sẽ có nấy và ai cũng có nghĩa vụ phải nhường cho mình. Tôi từng đọc một bài viết hài hước về những thanh thiếu niên hiện nay luôn mong đợi được tăng lương, thăng cấp chỉ vì lý do “Tôi có mặt ở công ty mỗi ngày”.

Bạn có thể tự liên hệ bản thân mình, bạn có chen lấn, vượt trước dòng người đang xếp hàng chờ thanh toán ở siêu thị chỉ vì bạn cảm thấy mình không thích chờ đợi không? Và người trưởng thành đều không thể tự ý lấy một thứ gì đó của người khác (như điện thoại, kính mát…) chỉ vì họ thích chúng.

Thật khó, nhưng chúng ta nên dạy cho con mình về cách đối mặt với sự thất vọng, bởi vì đó là thực tế cuộc sống. Và chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con để “chiến đấu”, “tranh giành” mọi thứ cho bé được. Thay vào đó, chúng ta dạy bé làm thế nào có được những thứ mình muốn thông qua làm việc chăm chỉ, siêng năng và kiên nhẫn, điều này mới là quan trọng nhất.

(sưu tầm)

Ông lão 13 lần đi thi đại học chỉ để tìm lại người yêu cũ

Ông Nguyễn Văn Minh (64 tuổi, ngụ khu phố Tây Trì, phường 1, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) có lẽ là thí sinh lập kỷ lục về số lần dự thi Đại học nhiều nhất, đồng thời cũng là thí sinh lớn tuổi nhất dự thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Ông lão lập “kỷ lục” này vì “nghiện” học hay vì lý do nào khác?

“Từ mối tình đẹp nhưng không thành này, những khi vào Huế đi thi, năm nào tôi cũng ghé nơi tình yêu bắt đầu, dùng đá viết lên tường để giữ lời hứa, tuy biết là vô vọng, rất khó có thể gặp lại em. Dù có thể em đã lấy chồng xa, ở nước ngoài, thậm chí em đã chết do bệnh tật hoặc chiến tranh, nhưng đó là một kỷ niệm đẹp. Thi thoảng nghe ai đó ở Đông Hà nói có người tìm tôi, tôi đều liên tưởng đến em. Dù bây giờ thằng Minh này đã già, là một kẻ vô vị, không còn phong độ, trẻ trung như xưa”, ông lão nhìn về phía xa hoài niệm.

đi thi, đại học, mối tình đầu

Thí sinh đặc biệt lập 2 kỷ lục: Dự thi đại học ở tuổi 64 và đã thi tới 13 lần

64 tuổi, 13 lần dự thi ĐH

Ông Minh quê ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến tuổi đi học được cha mẹ chuyển ra Đông Hà sinh sống. Học hết lớp 9, thời đó Đông Hà chưa có trường cấp 3, ông hoặc phải vào thị xã Quảng Trị học, hoặc thi vào trường Quốc học Huế. Do ở Huế có người thân, sức học cũng khá nên cậu thiếu niên đã thi đậu ngôi trường danh tiếng bậc nhất miền Trung này.

Ông Minh hồi ức, học xong phổ thông, ông liên tục dự thi đại học sáu năm vẫn chưa đậu. Sáu năm, nhưng thi tới bảy lần vì năm 1972 do chiến tranh, được thi đến hai lần. Sau đó ông đã học ngành trung cấp sư phạm tiểu học ở Huế hai năm.

Từ năm 1976 đến 1982, ông làm giáo viên ở trường tiểu học Nam Đông (Huế), sau đó được thuyên chuyển về trường tiểu học Quảng Phú (Huế) dạy thêm sáu năm nữa. Công tác trong ngành giáo dục được 13 năm, ông bị đau dạ dày nặng nên được nghỉ chế độ, mất sức 61%. Cả gia đình quyết định chuyển ra lại sinh sống tại TP. Đông Hà cho đến nay. “Ngày ngày tôi buồn bã vì không còn được đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học trò”, ông buồn bã

Sau khi nghỉ hưu, gia đình gặp không ít khó khăn về kinh tế. Ông bươn chải qua rất nhiều nghề, từ bán thuốc lá, bán kem dạo, thợ hồ, bán vé số… Thời điểm Đông Hà phát triển mạnh, nhu cầu xây dựng nhà cửa nhiều, ông đứng ra nhận thầu một số hạng mục xây dựng nhỏ.

Ban đầu do chưa quen việc, ông thua lỗ, phải đem đồ đạc trong nhà bán để trả tiền công cho thợ. Năm 2004, ông chuyển qua làm bảo vệ của Trạm Truyền hình khu vực Huế đóng tại Quảng Trị. Năm 2009, ông chuyển về làm bảo vệ tại Đài Truyền thanh TP. Đông Hà. Công việc này cũng khá nhàn nhã, nỗi ham học lại trỗi dậy, ông tìm sách vở về tự nghiền ngẫm.

Năm 2008, ông Minh dự thi khối V (Toán, Lý, Vẽ hình họa) vào ngành Kiến trúc ĐH Khoa học Huế. Không đậu. Một năm sau ông tiếp tục thi vào trường đó với ngành Toán khối A. Năm 2010, ông có đăng ký dự thi nhưng vì đau răng nên không thi được. Trong hai năm 2011 – 2012, ông lại dự thi vào ngành Vật lý khối A vẫn trường nêu trên. Kết quả vẫn không thay đổi.

Bốn năm trời đeo đuổi thi khối A không đậu, năm 2013 ông thay đổi “chiến thuật”, chuyển qua thi khối D3 (Toán, Văn, Tiếng Pháp) vào ngành sư phạm tiếng Pháp ĐH Ngoại ngữ Huế. Lại trượt. Năm nay ông dự thi lại ngành yêu thích của mình là ngành Lý ĐH Khoa học Huế.

Những năm trước, tuy thi không đậu nhưng tổng điểm của ông đều được từ 7 - 10 điểm, trong đó môn Vật lý là “sở trường”. Như vậy từ thời còn trai trẻ đến lúc tuổi đã xế chiều, ông dự thi ĐH tổng cộng đã 13 lần. Ông quả quyết: “Sang năm, dù 65 tuổi, tôi vẫn tiếp tục thi”.

Nghịch lý có thi đậu cũng không học!

“Càng ngày chương trình cải cách càng nhiều nên việc học của tôi gặp khó khăn. Tuy nhiên dù trí óc không còn nhanh nhạy được như xưa, nhưng tôi thấy việc học vẫn rất hấp dẫn. Ví dụ môn Lý trước đây cũng dạng bài như vậy, nhưng hiện nay đã có các công thức làm toán khỏe hơn nhiều. Rồi bây giờ có máy tính cầm tay, trước đâu có. Tôi đến năm nay mới biết sử dụng máy tính. Nhớ lại những năm trước tôi đi thi mà không có máy tính, cái gì cũng tính trên giấy nên thiệt thòi, giám thị cũng như các thí sinh khác cười thầm là phải”, ông nói.

Những lần đi thi ĐH của ông có rất nhiều kỷ niệm. Trước hết là việc làm hồ sơ, khi ông đến nhờ công an phường xác nhận vào đơn, họ thường không đóng dấu ngay, vì không biết độ tuổi của ông có còn được dự thi ĐH nữa hay không. Ông phải về nhà tìm hiểu, đưa quy chế cho họ xem. Xong thủ tục ở phường, ông lại đưa hồ sơ đi nộp. Những nơi nhận tưởng ông nộp hồ sơ cho con và ghi nhầm năm sinh, nên cứ trả lại, phải giải thích dài dòng, gặp rất nhiều rắc rối.

Chưa dừng lại ở đó, muốn dự thi ĐH thì cần bằng cấp 3, nhưng ông Minh không còn, hơn nữa thời đó bằng của ông lại do chế độ cũ cấp. Cũng may ông có bằng trung cấp, nên theo quy chế, vẫn được dự thi bình thường.

Hết rào cản thủ tục, lại vấp đến rào cản tâm lý, sự dị nghị của mọi người. “Trước đây tôi dạy tụi nhỏ trong xóm đánh vần mấy chữ “a, ê” nên bây giờ tụi nó nhiệt tình chỉ bảo “trả ơn”, nhưng nếu cha mẹ chúng bắt gặp thì tôi ngại vô cùng. Rồi vợ con tôi đều không muốn tôi đi thi. Ở nhà, vợ tôi cứ cho là tôi nhảm nhí hay… bị điên bởi sự học, con tôi thì xấu hổ vì cha nó đến tuổi làm ông, ngoài lục tuần rồi mà vẫn chưa từ bỏ ý định thi ĐH. Thậm chí có lúc nóng nảy, họ hết đòi từ chồng, từ cha, rồi lại ra điều kiện: “Nếu ba không đi thi thì tụi con mỗi đứa cho ba 1 triệu mà tiêu””, ông phân trần.

Ông tâm sự tiếp: “Tôi thì nghĩ khác, chỉ vì mình thích học quá nên đi thi thôi, đó là niềm vui, là sự sống. Tôi vẫn đi thi đến khi nào kiệt sức mới thôi. Rồi đến bạn bè rất nhiều đứa cũng khuyên tôi đừng dự thi nữa, nhiều người lại nói tôi “tưng tưng, dở hơi, điên điên”, đến nỗi bây giờ tôi không dám ngồi cà phê trong xóm vì rất sợ dị nghị. Mình phải học để thi có điểm, chứ thi mà ít điểm, họ lại cười và nói không biết chữ mô mà cũng đi thi, chắc đi thi để thích nổi tiếng. Mà nếu mình thi đậu, có khi họ lại nói mình tự phụ, khoe khoang, do đó tôi thi điểm vừa vừa là chắc nhất. Còn nữa, tôi thi ĐH cũng là một cách muốn thử sức mình, vì mê cái sự học, vì nếu may mắn đậu, tôi cũng không học”, ông Minh tâm sự.

Nói tiếp đến khó khăn trong những ngày thi. Những thí sinh khác đều tập trung trước một ngày để xem phòng thi, nội quy, nhưng ông Minh không thể đi sớm như vậy vì phải trực ở Đài. Hàng năm, mỗi kỳ thi, ông đều đi chiếc xe máy Dream Trung Quốc “cà tàng” xuất phát từ 4h sáng ở Đông Hà, vào chỉ kịp tìm phòng thi rồi thi môn đầu tiên. Chuyện này kéo theo rất nhiều phiền toái. Nhiều nhất là khi vừa bước vào cổng trường, ông đi “lung tung” để tìm phòng, bị công an, bảo vệ giữ lại vì “tưởng phụ huynh đi vào chỗ thi”. Phải đến khi ông đưa ra giấy tờ, mọi chuyện mới sáng tỏ.

Đáng nhớ nhất là lần bị… công an bắt. Năm 2012, ông dự thi ở hội đồng trường THCS Nguyễn Tri Phương. Trưa hôm đó ông đi sớm, ngồi ở ghế đá uống nước, một vị giám thị cứ đuổi ông ra khỏi khu vực phòng thi. Ông đã trình bày cặn kẽ, xuất trình giấy tờ, nhưng giám thị chỉ nhìn giấy chứng minh, thấy mờ mờ nên gọi công an tới “gô cổ”.

“Rồi khi tôi vào phòng thi, các thí sinh khác đều đứng dậy chào. Chắc các cháu tưởng tôi là giám thị. Sau vài lần, rút kinh nghiệm, khi đi thi tôi đều mặc áo quần “lùi xùi” để các cháu khỏi phân tâm. Rồi khi tôi thèm hút thuốc lá, xin giám thị ra ngoài vài phút cũng gặp biết bao nhiêu phiền toái. Tôi già yếu rồi, đi thi có khi tưởng ngất xỉu, nhưng lúc nào cũng cố gắng hoàn thành bài thi”, ông nói tiếp.

Lương mỗi tháng 1,2 triệu đồng, đã phải góp tiền ăn hết 400 ngàn, ông chỉ còn 800 ngàn đồng. Trừ các khoản hút thuốc, uống rượu, cưới hỏi, đi lại… mỗi tháng ông chẳng còn xu nào. Mỗi mùa thi là mỗi mùa ông “đau đầu vì tiền”. Năm nào đi thi ông cũng chỉ gom góp được khoảng 200 - 300 ngàn, nhưng tiền xăng, tiền gửi xe đã hết 100 ngàn. Để tiết kiệm chi phí, ông mang theo lỉnh kỉnh nước, thức ăn, mùng màn, giấy tờ, bút mực. Không đủ tiền để thuê phòng trọ, dù bà con ở Huế khá đông nhưng vẫn không dám xin ở lại vì sợ người thân hỏi đi đâu mà vào Huế? Nói dối không được, nếu nói đi thi họ lại cười, nên buổi trưa một mình ông Minh ở công viên hoặc ở luôn lại điểm thi, ăn ổ bánh mì, chờ đầu giờ chiều thi tiếp. Gần đến giờ tập trung, ông xin tắm rửa, vệ sinh ở điểm thi luôn. Ban đêm ông uống hai chai bia rồi lang thang quanh khu vực thi, tiện chỗ nào ngủ chỗ đó.

Bí mật sâu kín đi thi vì… nhớ mối tình đầu

đi thi, đại học, mối tình đầu

Bức tường nơi hằng năm, đến mùa thi ông Minh đều ghi lại dòng chữ N254 để tưởng nhớ đến mối tình đầu.

Có một điều làm bạn đọc thắc mắc từ đầu tới giờ: Vì sao ông quả quyết “dù thi đậu cũng không học”? Lý do phải chăng như lời ông nói “muốn thử sức”, “vì ham học”…? Gặng hỏi điều này, ông ôm mặt khóc: Một phần vì tình yêu đầu đời.

Ông bộc bạch kể về mối tình đầu gần 50 năm vẫn ám ảnh: “Vợ tôi bây giờ là mối tình thứ ba của tôi, trước đó khi còn là học sinh tôi có yêu một cô được 7 năm, sau đó lại yêu người con gái khác cũng được 5 năm”

“Mối tình đầu của tôi là một cô gái Huế chính gốc, em đẹp và có giọng nói nhẹ nhàng và sâu lắng nên tôi thường gọi em là con chim Phượng Hoàng. Hồi đó, tôi học ở trường Quốc học, còn em học ở một trường bên cạnh trường tôi đó là trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng -PV). Chúng tôi yêu nhau từ năm 1966 đến năm 1972, say đắm và rất trong sáng, nhưng mẹ của em lại định hướng cho em lấy một anh chàng sĩ quan Quân đội Sài Gòn nhà giàu, còn tôi là một cậu học trò nghèo rớt mùng tơi, gia đình em cho rằng không xứng”.

“Cuộc tình của tôi và em bắt đầu từ 2 vách tường đối diện nhau của 2 ngôi trường mà khi đó chúng tôi đang theo học. Thời đó hai vách tường đã chứng kiến biết bao kỷ niêm đẹp của tình yêu chúng tôi. Vì thế khi chia tay để em theo gia đình sống ở nơi khác, cả hai đã ngậm ngùi thề rằng đây là “nhân chứng của tình yêu”. Cô ấy khắc lên đó dòng chữ “N254”, cái tên quen thuộc mà em vẫn thường trêu tôi ngày đi học. Tôi và em thề hẹn, sau này dù có chiến tranh hay vì bất cứ lý do nào buộc chúng tôi xa cách, thì vào mùa thi, hai đứa cũng cố gắng tìm lại nhau. Vậy mà biết bao mùa thi đã qua, biết bao dòng chữ “N254” được tôi khắc lên dày hai bức tường thế mà em vẫn không một lời hồi đáp”.

“Sở dĩ có ký hiệu “N254” vì tôi quen thân với em trai của cô ấy, cô ấy sinh năm 1952, tôi thì sinh năm 1950, nhưng khi mới quen cô ấy, tôi giả vờ mình sinh năm 1954, và cũng vì mình là bạn của người em nên tôi gọi cô ấy bằng chị. Sau đó khi đứa em trai biết tôi và chị cậu ấy yêu nhau, cậu ấy hay gọi tôi với cái tên thân mật là “anh Hai năm tư”. Anh Hai là ngay từ lúc đó cậu ấy gọi tôi bằng anh. Thời xưa chữ N người ta thường đọc là “anh nờ”. Còn “năm tư” là năm sinh mà tôi đã giả bộ với cô ấy lúc mới quen. “Anh Hai năm tư” được ký hiệu là N254, chỉ có ba người chúng tôi biết và hiểu ý nghĩa”.

“Từ mối tình đẹp nhưng không thành này, những khi vào Huế đi thi, năm nào tôi cũng ghé nơi tình yêu bắt đầu, dùng đá viết lên tường để giữ lời hứa, tuy biết là vô vọng, rất khó có thể gặp lại em. Dù có thể em đã lấy chồng xa, ở nước ngoài, thậm chí em đã chết do bệnh tật hoặc chiến tranh, nhưng đó là một kỷ niệm đẹp. Thi thoảng nghe ai đó ở Đông Hà nói có người tìm tôi, tôi đều liên tưởng đến em. Dù bây giờ thằng Minh này đã già, là một kẻ vô vị, không còn phong độ, trẻ trung như xưa”, ông nhìn về phía xa hoài niệm.

Chúng tôi tới Huế, tìm đến đường Nguyễn Trường Tộ, nơi có hai bức tường màu hồng giáp ranh trường Quốc Học và trường Hai Bà Trưng, quả thật điều ông Minh nói là đúng. Ở đoạn chính giữa bức tường của trường Hai Bà Trưng, vẫn còn một dòng chữ N254 đã mờ. Chắc do mưa nắng, những dòng “mật mã” bao nhiêu năm qua ông Minh viết đã bị xóa sạch theo thời gian. Nay chỉ còn một dòng chữ được ông Minh khắc, có lẽ trong mùa thi năm nay./.

(Theo Pháp Luật)

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm vợ chồng A Phủ qua cuộc đời Mị và A Phủ

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ QUA CUỘC ĐỜI MỊ VÀ A PHỦ


BÀI LÀM:
I. Văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) thực sự là một quá trình thí nghiệm, kiếm tìm sự phù hợp giữa nghệ thuật và cuộc sống. Thời gian ngắn, số lượng tác phẩm còn lại được đến hôm nay không nhiều, nhất là ở hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm tinh túy của chặng đường văn học đặc biệt này, trong đó có truyện ngắn xuất sắc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Vợ chồng A Phủ vừa là thành tựu tương đối hiếm hoi của văn xuôi kháng chiến, vừa ghi dấu sự trưởng thành của ngòi bút Tô Hoài trong sự chiếm lĩnh mảng đề tài miền núi, một đề tài tới nay vẫn còn nhiều mới lạ với bạn đọc. Truyện được tổ chức chặt chẽ, dẫn dắt rất dung dị, tự nhiên, không cần chạy theo những chi tiết li kì rùng rợn mà vẫn có sức hút mạnh mẽ. Có được điều đó chính là nhờ cái nhìn hiện thực sắc bén và chủ nghĩa nhân đạo tích cực của nhà văn. Sự thể hiện cuộc đời hai nhân vật trung tâm từ bóng tối đau khổ, ô nhục vươn ra ánh sáng của tự do và nhân phẩm đã chứng minh rất rõ điều đó.

II. Cô Mị xinh đẹp, chăm làm nhưng nghèo khổ, có thể nói “Khổ từ trong trứng”. Bố mẹ nghèo , cưới nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí. Nợ chưa trả hết, người mẹ đã qua đời. Bố già yếu quá, món nợ truyền sang Mị, Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu “gạt nợ”. Mà quan trên đã muốn, kẻ dưới làm sao thoát được! Pá Tra xảo quyệt, lợi dụng tục lệ của người Mèo, cho cướp Mị về. Thế là không có cưới hỏi, không cần tình yêu mà vẫn hoàn toàn hợp lẽ. Có ai dám bên vực Mị! Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Tô Hoài đã phanh trần bản chất bóc lột giai cấp ẩn sau những phong tục tập quán. Cô Mị, tiếng là con dâu nhưng thực sự là một nô lệ, thứ nô lệ người ta không phải là mua mà lại được tha hồ bóc lột, hành hạ. Mị ở nhà chồng như ở giữa địa ngục. Không có tình thương, không sự chia sẻ vợ chồng; chỉ có những ông chủ độc ác, thô bạo và những nô lệ âm thầm, tăm tối. Dần dần rồi Mị cũng quên luôn mình là con người nữa. Suốt ngày “Mị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, lúc nào cũng cúi mặt, thế giới của Mị thu hẹp trong một cái ô cửa sổ” mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Kết quả của hoàn cảnh sống thật chua xót: “Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, cô nhẫn nhục, cam chịu đến thành tê liệt ý thức: “Là con trâu, con ngựa phải đổi từ cái tàu ngựa nhà này sang tàu ngựa nhà khác, con ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết làm mà thôi”. Ai có thể ngờ cô gái trẻ trung, yêu đời ngày nào thổi sáo hồi hộp chờ đợi người yêu, đã từng hái lá ngón định ăn để khỏi chịu nhục, giờ đây lại chai lì, u mê đến thế. Quả thật hoàn cảnh quyết định tính cách. Nguyên tắc biện chứng của chủ nghĩa hiện thực đã được nhà văn tuân thủ nghiêm ngặt. Sự yếu đuối của kẻ nô lệ, sự vùi dập tàn bạo của bọn bốc lột tất sẽ dẫn đến cảnh ngộ bi đát ấy. Nỗi khổ nhục của cô gái Mèo này thật đã có thể so sánh với nỗi nhục của Chí Phèo khi “Đánh mất cả nhân tính lẫn nhân hình”. (Thật ra, Chí Phèo còn có lúc nghênh ngang, còn dọa nạt được người khác). Nếu xem xét giá trị hiện thực của một tác phẩm như là sự phản ánh chân thật cuộc sống, thì Vợ chồng A Phủ quả là bản cáo trạng hùng hồn về nỗi thống khổ của người phụ nữ miền núi, vừa chịu gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền. Tâm lý nơm nớp sợ “Con ma nhà Thống Lý” đã nhận mặt mình từ buổi bị bắt về”Cúng trình ma” là một ám ảnh ghê gớm đè nặng suốt cuộc đời Mị (ngay cả đến khi cô đã trốn thoát khỏi Hồng Ngài). Xem thế đủ thấy bọn thống trị cao tay đến nhường nào trong nghệ thuật “ ngu dân” để dễ trị.
Có thể nói, nhà văn đã không hà tiện cung cấp cho người đọc những chi tiết có giá trị bóc trần bản chất xã hội vô nhân đạo, ở đó thân phận người dân nghèo mới mong manh bất ổn làm sao! Ta sững sờ trước cảnh cô Mị lặng lẽ ngồi lơ lững trong những đêm đông buốt giá, thằng chồng thì đi chơi về khuya ngứa tay đánh Mị ngã dúi xuống đất. Lại còn có cái hình ảnh nhức nhối phũ phàng: người con gái bị trói đứng vào cột trong buồng tối, bị trói chỉ vì muốn đi chơi tết như bạn bè. Sự bất lực của Mị tràn theo dòng nước mắt chua chát trên má môi mà không có cách gì lau đi được.
Những chi tiết như vậy làm cho bức tranh hiện thực nới rộng thêm dung lượng và linh động thêm. Sự xuất hiện của nhân vật chính A Phủ tạo thêm tình huống để hoàn chỉnh bức tranh đó. Cuộc đời nô lệ của A Phủ thật ra là sự lặp lại với ít nhiều biến thái chính cuộc đời Mị. Lý do mà Thống Lí Pá Tra buộc A Phủ phải thành người ở công không, không phải vì cuộc ấu đả thường tình của đám trai làng. Vấn đề là ở chỗ pháp luật trong tay ai? Khi kẻ phát đơn kiện cũng đồng thời là kẻ ngồi ghế quan toà thì còn nói gì tới công lý nữa! Vậy nên mới có cảnh xử kiện quái gỡ nhất trên đời mà chúng ta được chứng kiến tại nhà Thống Lí. Kết quả là người con trai khỏe mạnh phóng khoáng vì lẽ công bằng mà phải đem cuộc đời mình trả nợ nhà quan.
Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A Phủ ít nhiều gợi đến những Chí Phèo, chị Dậu, những chú AQ và thím Tường Lâm… Đó là những hình tượng nghệ thuật được cô đúc từ chính cuộc đời đau khổ trong xã hội cũ.
Nhưng nếu nói giá trị hiện thực của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà chỉ phân tích ở khía cạnh phơi bày, tố cáo, phê phán thông qua những cảnh ngộ bi thảm của người dân lao động là còn chưa đủ. Nhiều tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc vẫn được xem như có hạn chế trong tầm nhìn và bởi thế, giá trị hiện thực sẽ không được toàn vẹn. Tô Hoài trong khi đào sâu vào hiện thực đã phát hiện ra con đường tất yếu mà các nhân vật của ông đi tới. Sự đè nén quá nặng nề, những đau khổ chồng chất mà bọn thống trị gây ra tất sẽ dồn những kẻ khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánh sáng soi đường, họ sẽ đến được thắng lợi (Tô Hoài có cái may mắn là viết “Vợ chồng A Phủ” sau cách mạng tháng tám). Tất nhiên nhà văn phải có con đường riêng cho sự thể hiện chân thật chân lí đơn giản ấy. Lấy việc miêu tả tâm lí làm điểm tựa vững chắc, Tô Hoài đã tìm ra được sự phát triển logic của tính cách. Đây mới thật sự là một giá trị hiện thực độc đáo của tác phẩm, và là chỗ có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất. Tô Hoài đã chỉ ra sự hợp lí của quá trình tha hóa nhân cách của cô Mị thời kì đầu. Mị làm việc nhiều quá, bị đày đọa khổ ải quá, mãi rồi Mị phải “quen”, phải cam chịu. Lúc trước Mị không được quyền tự tử vì sợ liên luỵ với bố; giờ bố chết, nhưng Mị không còn muốn tự tử nữa. Mị như một cái máy, không có ý thức, không cảm xúc ước ao. Liệu cô ta có thể thức tỉnh được nữa không? Nhà văn trả lời: có. Nếu đã có một hoàn cảnh làm tê liệt tâm hồn con người thì cũng sẽ có một hoàn cảnh đánh thức được nó. Hoàn cảnh nào đây? Phép mầu nào đây? Kỳ diệu thay và cũng đơn giản thay. Là tiếng sáo Mị tình cờ nghe được giữa một ngày mùa xuân đầy hương sắc. Tất cả chợt sống dậy, Mị thấy lòng “thiết tha bồi hồi”và lập tức nhớ lại cả quãng đời thiếu niên tươi đẹp. Có gì lạ đâu nhỉ? Thanh niên Mèo ai chả yêu tiếng sáo, mà Mị lại là cô gái thổi sáo giỏi. Hơn nữa, tiếng sáo đang chập chờn kia lại nhắc đến tình yêu, “gọi bạn yêu” nó thức dậy trong sâu thẳm trong lòng cô khát vọng tình yêu thương và hạnh phúc. Như vậy tiếng sáo lại động chính cái sức mạnh bền vững, bất diệt nhất của tuổi trẻ, Mị nhớ lại rành rõ “mình vẫn còn trẻ lắm”, rằng “bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi xuân”. Và bên tai Mị cứ “lững lờ”. Tiếng sáo sự bừng tỉnh từ sâu xa trong tâm hồn ấy biểu hiện bên ngoài bằng hành động mới nhìn rất lạ: “Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy”. Có ngọn lửa nào đang cần phải khơi lên hay cần phải dập tắt đi bằng hơi men vậy? Chỉ biết rằng cô gái đã quyết thay váy áo đi chơi, điều mà bao năm rồi cô không nhớ đến. Có thể coi đây là một bước đột biến tâm lí nhưng là kết quả hợp lí toàn bộ quá trình tác động qua lại giữa hoàn cảnh với tính cách nhân vật. Sự “vượt rào” của Mị tuy bị đàn áp ngay (A Sử đã tắt đèn, trói đứng cô vào cột); nhưng ý thức về quyền sống, khát vọng về hạnh phúc đã trở lại. Mị lại biết khóc, lại muốn tự tử. Và những giọt nước mắt trong cái ngày tàn nhẫn này sẽ lưu giữ trong lòng Mị như một vết bỏng rát để đến khi bắt gặp những dòng nước mắt chảy “lấp lánh” trên gò má hốc hác của A Phủ, nó đã biến thành sự đồng cảm sâu sắc giữa những người cùng khổ. Toàn bộ ý thức phản kháng của Mị hiện hình qua một câu hỏi sáng rõ: “người kia việc gì phải chết?” Mị quyết định trong khoảnh khắc: cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. Và tất nhiên, Mị cũng bỏ trốn, tự giải thoát chính mình. Hai kẻ trốn chạy chịu ơn nhau, cảm thông nhau, dựa vào nhau để tạo lập hạnh phúc. Thế nhưng cái đồn Tây lù lù xuất hiện và lại có cha con Thống Lí Pá Tra về ở trong đồn, thì họ thật sự bị dồn đến chân tường. Trước mặt họ, chỉ còn sự lựa chọn cuối cùng: trở lại kiếp nô lệ hay chống kẻ thù. Chắc chắn họ thà chết còn hơn lại sống như cũ. Nhưng muốn chống kẻ thù, họ trông cậy vào ai? Cách mạng đã đến với họ đúng giây phút ấy. Mị và A Phủ đi theo cách mạng, sẽ thuỷ chung với cách mạng như một lẽ tất yếu!
Bằng sự am hiểu cuộc sống và khả năng phân tích những vấn đề sắc bén, nhất là bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã tái hiện chân thật và sinh động cuộc hành trình từ đau khổ, tối tăm ra phía ánh sáng cách mạng của những người dân lao động với chế độ cũ. Tác phẩm đem lại cho bạn đọc nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Ngoài ra giá trị hiện thực của truyện còn được gia tăng bằng màu sắc địa phương rất đậm nét với cảnh sắc, phong tục, sinh hoạt của người Mèo, bằng bản sắc tâm hồn độc đáo của các nhân vật. Cùng một số phận, một cảnh ngộ, những diễn biến tâm lí của Mị rất khác A Phủ. A Phủ mạnh mẽ, bộc trực, dứt khoát. Mị dường như chính chắn hơn nhưng lại yếu đuối hơn. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng thái độ của nhà văn đối với cuộc sống, trước hết là với con người. Ngay giá trị hiện thực của ”Vợ chồng A Phủ” đã để lộ cái nhìn nhân đạo, ưu ái của Tô Hoài.
Khi cô đúc nỗi cùng khốn vào hai thân phận nô lệ với ý thức làm một bản cáo trạng về xã hội cũ, Tô Hoài đã gợi lên trong chúng ta sự căm phẫn, sự đau xót, sự cảm thông khi miêu tả buổi lễ ăn thề giữa A Châu và A Phủ như là cuộc nhân duyên giữa quần chúng và cách mạng, ông đem lại niềm tin về một tương lai sáng sủa cho những người bị áp bức.
Thật ra cũng khó tách bạch đâu là giá trị hiện thực, đâu là giá trị nhân đạo ở một tác phẩm như “Vợ chồng A Phủ”. Hiện thực và nhân đạo nhiều khi hòa trộn với nhau. Không thể không nói đến tính chân thật, chính xác, logic ở những đoạn mô tả tâm lí, nhưng rõ ràng phải biết thông cảm, biết trân trọng nâng niu con người lắm, mới có thể xét đoán tâm hồn người ta tinh tế như vậy. Thật khó quên hình ảnh cô Mị lần tìm về quỳ lạy trước mặt bố mà khóc nức nở. Đứa con chưa kịp nói gì người cha đã biết: “Mày về quỳ lạy tao để mày chết đấy à? Không được đâu con ơi”. Mị ném nấm lá ngón xuống đất, quay trở lại chốn địa ngục trần gian. Phải, cô gái ấy vốn có một nhân cách đáng trọng. Cô thà chết để khỏi sống khổ nhục, nhưng lại phải chấp nhận sống khổ nhục hơn bất hiếu với cha. Chính Mị, khi còn trẻ đã biết xin bố:”con nay đã lớn rồi con sẽ thay bố làm nương trả nợ. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Đó là con người biết yêu quý tự do, biết khẳng định quyền sống. Ngay cả lúc bị hoàn cảnh vùi dập đến mê mụ, trong tro tàn của lòng cô vẫn âm ỉ đốm than hồng của niềm ham sống, khao khát thương yêu. Nếu nhà văn chỉ tuân theo một thứ hiện thực khách quan, lạnh lùng thì làm sao ông có thể đón đợi và nắm bắt tài tình giây phút sống lại bất ngờ và mãnh liệt đến thế của cô gái. Không trước sau ông vẫn tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghệt đến mấy, cũng không thể tiêu diệt hoàn tòan nhân tính. Mị đã sống lại bằng tuổi trẻ, bằng nỗi day dứt về thân phận của mình. Chính cái khát vọng sống mãnh liệt không thể chết được ở Mị, làm cho Mị đồng cảm với cảnh ngộ của A Phủ và đi đến quyết định giải thoát cho A Phủ, giúp Mị tự giải thoát khỏi cái chốn địa ngục để làm lại cuộc đời, để sống như một con người.

III. Tô Hoài đã trân trọng từng bước trưởng thành của Mị và A Phủ. Cái nhìn của ông về hai nhân vật này là một cái nhìn nhân đạo tích cực. Ông cảm thông nỗi đau của Mị và A Phủ, mặt khác ông trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này. Phải chăng, chính cái nhìn đó đã tạo nên giá trị của tác phẩm.

Hocmai.vn

Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.


Gợi ý:Dàn bài chi tiết

1. Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

2. Phân tích tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
- Giới thiệu sơ lược về A Phủ : một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia.
- Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ :
+ Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đoạ đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử dánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.
+ Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa.
Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.
- Thương người cùng cảnh ngộ :
Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chêt, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết.
Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?
- Tình thương lớn hơn cái chết :
Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy... Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.
- Từ cứu người đến cứu mình :
Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
Vì ở đây thì chết mất.
Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu.
Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

3. Kết luận:
Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đoạ đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy. Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị - cởi trói cho A Phủ - có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống.
Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất 
trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam” ( Trần Đình Sử )

Hocmai.vn

Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012).
(Câu 3a đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2013)


Đáp án của Bộ GD và ĐT:

a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ, thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

c. Nêu được vấn đề nghị luận
Hoàn cảnh xuất hiện tâm trạng và hành động của Mị
- Mị vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, yêu đời; từ khi buộc phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị cam chịu đến mức như không còn ý thức sống.
- Mùa xuân về, thiên nhiên đất trời thay đổi, không khí đón Tết náo nức (đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị) khiến sức sống trong Mị trỗi dậy.
Nội dung diễn biến tâm lí và hành động của Mị
- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình:
+ Tâm trạng: bồi hồi xúc động, thức tỉnh (ý thức về thời gian, kỉ niệm sống dậy, tiếng sáo gợi nhớ, thấy mình còn trẻ, ý thức về thân phận, …) và muốn đi chơi.
+ Hành động: khác thường (nhẩm theo bài hát, uống rượu, xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn, sửa soạn đi chơi, …) thể hiện trạng thái phản kháng
- Khi bị trói:
+ Tâm trạng: đau khổ, chập chờn giữa quá khứ và hiện tại (không biết mình bị trói, vẫn sống với tiếng sáo, bồi hồi tha thiết, lúc mê, lúc tỉnh, …).
+ Hành động: mạnh mẽ (vùng bước đi nhưng bị dây trói thít chặt).
Nghệ thuật
- Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật phù hợp với logic của đời sống, đạt đến sự chân thực, tinh tế.
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ.
Đánh giá: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn.

Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt, cơ bản đạt được các yêu cầu về kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa

Nguồn:
Bộ GD & ĐT

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài


A. KHÁI QUÁT
1. Tác giả
2.Tác phẩm
2.1.Xuất xứ
2.2. Hoàn cảnh sáng tác
2.3. Nội dung - chủ đề

B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
I. Nhân vật Mị
1.Mị vốn là người con gái có những phẩm chất tốt đẹp
1.1. Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa.
1.2. Mị là người con gái có tính cách mạnh mẽ, tự chủ.
1.3. Mị vốn là cô gái có trái tim vị tha, nhân hậu.
2. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã miêu tả Mị trong những bất hạnh của kiếp sống làm dâu gạt nợ
- Mị không được sống với tình yêu của mình, không được tự quyết định cuộc đời mình, vì món nợ của cha mẹ, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí.
- Cũng như bao người phụ nữ miền núi khác, Mị phải chịu cảnh áp bức bóc lột nặng nề sức lao động trong kiếp sống làm dâu gạt nợ.
- Mị còn bị hành hạ đau đớn cả về tinh thần và thể xác.
3. Nhà văn đã thể hiện niềm tin yêu vào bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của nhân vật
3.1. Khi mới bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí.
3.2. Sau những năm tháng chịu đày ải trong nhà thống lí.
3.3. Sự hồi sinh sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong lòng người đàn bà bất hạnh qua những diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân.
3.3.1. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến.
3.3.2. Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân.
- Mị nghe tiếng sáo.
- Mị uống rượu.
- Mị lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, rồi Mị quấn lại tóc, với cái
váy hoa ... chuẩn bị đi chơi.
- Sự hồi sinh của Mị đã bị vùi dập thật độc ác.
3.4. Sự hồi sinh trái tim nhân hậu và khát vọng sống của Mị trong đêm đông cởi trói cứu A Phủ và tự giải thoát chính mình.
3.4.1. Lúc đầu.
3.4.2. Từ lúc nhìn thấy A Phủ khóc.
3.4.3. Mị cắt dây trói cứu A Phủ.
3.4.4. Mị tự giải thoát cho chính mình khỏi kiếp sống trâu ngựa trong nhà thống lí.
II. Nhân vật A Phủ
1. A Phủ là người có số phận bất hạnh.
2. A Phủ là người có những phẩm chất tốt đẹp.
2.1. Cuộc sống gian truân, khổ sở cũng đã giúp A Phủ có những phẩm chất đáng quý trọng của một người lao động miền núi cao.
2.2. A Phủ cũng là người con trai núi rừng có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
2.3. A Phủ biết trân trọng nghĩa tình và có tâm lòng cảm thông.

C. KẾT LUẬN
1. Giá trị nghệ thuật.
2. Giá trị nội dung.

Hocmai.vn

Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên để làm rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên để làm rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.


BÀI LÀM:

I. Mở bài
- Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.
- Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960.
- Thông qua việc khắc họa hình ảnh người lái đò sông Đà, tùy bút đã phát hiện, đã khẳng định và ngợi ca thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn, tính cách con người Tây Bắc trong cuộc sống lao động hàng ngày của họ và thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

II. Thân bài
Quan niệm của Nguyễn Tuân: Trước 1945, Nguyễn Tuân thường say mê miêu tả vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những con người đặc tuyển, xuất chúng, vì thế, cái đẹp và người tài thường cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời, và trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam những năm đầu XX, đó là những vẻ đẹp vang bóng một thời thường đem đến sự ngưỡng mộ ngậm ngùi, nuối tiếc. Sau 1945, quan niệm thẩm mĩ của nhà văn đã có những thay đổi cơ bản. Vẫn nhìn con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng bây giờ, Nguyễn Tuân cho rằng bất cứ người lao động nào khi đạt tới trình độ điêu luyện giỏi giang trong công việc của mình đều có thể coi là nghệ sĩ và xứng đáng được tôn vinh ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Trong những sáng tác sau 1945, Nguyễn Tuân đã khám phá vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động bình thường trong cuộc sống đời thường, qua đó mà bộc lộ tấm lòng trân trọng, yêu mến đối với họ. Người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên cũng là một nhân vật được nhà văn khám phá và thể hiện không chỉ ở vẻ đẹp tài hoa mà còn là trí dũng.
1. Bối cảnh và tình huống
a. Ngay khi miêu tả dòng sông Đà hung bạo khúc thượng nguồn, Nguyễn Tuân đã có ý thức tạo dựng một nền thiên nhiên dữ dội kì vĩ, một không gian hào tráng, lớn lao xứng đáng với sự xuất hiện của người anh hùng sông nước.
b. Và để khắc họa vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ông đò, Nguyễn Tuân đã miêu tả một cuộc vượt thác nguy hiểm và ngoạn mục trong đó nổi bật sự tương phản giữa một thiên nhiên ác hiểm, hung bạo với con người trí dũng ngoan cường, đó cũng là trận thủy chiến dữ dội giữa một bên là những trùng vi thạch trận của đá thác, nước thác cùng sóng gió với một bên là chiếc thuyền then đuôi én mỏng manh và những người lái đò nhỏ bé, đơn độc.
2. Vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ông đò trong trận thủy chiến với sóng thác sông Đà
Sự sắc sảo tài hoa không cho phép Nguyễn Tuân miêu tả một cuộc vượt thác dễ dàng, chóng vánh.
a. Ở vòng vây thứ nhất của thạch trận, Nguyễn Tuân đã không giấu được lòng ngưỡng mộ và cảm phục trước bản lĩnh kiên cường, sự dũng mãnh, bình thản của người lái đò.
b. Tới vòng vây thứ hai của thạch trận, ông đò không chỉ dũng mãnh, kiên cường mà còn thể hiện trí tuệ và tài hoa con người thậm chí đã chiến thắng cả thần sông thần đá.
c. Ở vòng vây cuối, tài năng của ông đò đã bao hàm cả trí tuệ, sự trải nghiệm, sức mạnh thể lực, trình độ điêu luyện và bản lĩnh kiên cường - tất cả đều đạt tới mức phi phàm, kì diệu.
3. Nhận xét:

III. Kết luận
- Tùy bút Người lái đò sông Đà là một thiên anh hùng ca ca ngợi vẻ đẹp hào tráng của con người trong cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Với quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, tích cực của Nguyễn Tuân, người lái đò nơi thượng nguồn Tây Bắc thực sự là một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng sông nước khi hàng ngày phải chiến đấu và luôn phải chiến thắng thiên nhiên bằng trí tuệ, sự khéo léo, sức mạnh và lòng can đảm của mình.
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác, nhà văn luôn khám phá, miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Với việc thể hiện nhuần nhuyễn những nét phong cách ấy, tác phẩm đã thực sự thành công khi phát hiện và miêu tả chất vàng mười quí giá trong tâm hồn, tính cách những người lao động bình dị miền Tây Bắc./.

Hocmai.vn

Người lái đò sông đà - Nguyễn Tuân


A. Khái quát

1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.
- Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.

2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960.
Sông Đà là thành quả chuyến đi gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân lên miền đất Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 58-60, chuyến đi không chỉ nhằm thỏa mãn niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, phát hiện thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn con người Tây Bắc trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
2.2. Lời đề từ:
a. Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông! ( Wladyslaw Broniwski- Ba Lan ): Nhà văn đã mượn câu thơ mang cấu trúc cảm thán để bộc lộ những xúc cảm đang trào dâng mãnh liệt trong lòng. Tiếng hát trên dòng sông có thể là tiếng hát của những người chèo đò, kéo thuyền, vượt thác, tiếng hát thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người Tây Bắc; cũng có thể hiểu là tiếng hát say mê, phấn khích đầy ngưỡng mộ của nhà văn trước vẻ đẹp của dòng sông. Lời đề từ do đó đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của tùy bút, đó là tình yêu đắm say, tha thiết của nhà văn với thiên nhiên và con người trên dòng sông Đà.
b. Chúng thủy giai đông tẩu- Đà giang độc bắc lưu ( Nguyễn Quang Bích): Hai câu thơ chữ Hán đã đề cập tới một nét độc đáo của sông Đà khi mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có sông Đà một mình chảy theo hướng bắc- đó cũng là đặc điểm khơi gợi hứng thú khám phá và chiêm ngưỡng của một nhà văn suốt đời kiếm tìm cái Đẹp và sự độc đáo. Nhưng khi mượn câu thơ xưa làm lời đề từ, có lẽ tác giả Người lái đò sông Đà không chỉ muốn nhắc đến sự ngược ngạo của dòng sông mà còn nhằm khẳng định cá tính độc đáo của mình trong dòng sông văn chương, đó là văn phong đầy sáng tạo của một nhà văn có ý thức sâu sắc về cái Tôi cá nhân, về Bản Ngã, về cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật.
Với hai lời đề từ, tác giả Nguyễn Tuân đã cho thấy đồng thời cả cảm hứng sáng tác và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

B. Tìm hiểu văn bản

Đề 1: Phân tích hình tượng dòng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà để làm rõ những nét
đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

I. Mở bài
- Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960.
- Thông qua việc khắc họa hình ảnh dòng sông Đà, tùy bút đã phát hiện chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, qua đó thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

II. Thân bài
Qua ngòi bút của một nhà văn luôn khám phá thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ, trong tùy bút Người lái đò sông Đà, dòng sông Đà đã hiện lên như một công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hóa với hai ấn tượng sâu đậm: dữ dằn, hung bạo và thơ mộng, trữ tình.
1. Dòng sông hung bạo.
1.1. Một trong những hình ảnh đầu tiên gợi lên sự hùng vĩ của sông Đà chính là cảnh đá bờ sông dựng vách thành.
1.2. Sự hung bạo của sông Đà tiếp tục được đẩy cao hơn trong đoạn văn miêu tả cảnh mặt ghềnh Hát Loóng.
1.3. Đem lại những ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa cho sự hung bạo của sông Đà là hình ảnh những cái hút nước trên sông.
1.4. Nhưng có lẽ khủng khiếp nhất trong diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người phải là thác đá sông Đà.
a. Thác đá khi ở xa:
b. Thác đá ở gần:
Toàn bộ sông Đà với thác ghềnh, sóng gió, với đá và nước thác, đã được Nguyễn Tuân miêu tả sống động, đầy ấn tượng như một con thủy quái với diện mạo khủng khiếp, tâm địa ác hiểm, những hành động hung hãn, dữ dằn.
1.5. Tuy nhiên, ngay khi miêu tả một sông Đà hung bạo, hiểm ác, làm hiện lên tất cả diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người, nhà văn của những cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh phi thường tuyệt mĩ, những gió bão, thác ghềnh dữ dội, những núi cao, vực sâu…vẫn luôn truyền cho người đọc niềm say mê khao khát muốn được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên.
Thông qua sự quan sát tinh tế,cách diễn tả tài hoa, những tri thức uyên bác, nhà văn của những cảm giác mạnh, những cảnh trí dữ dội, phi thường đã làm hiện lên hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, hiểm ác không chỉ như một con thủy quái, kẻ thù số một của con người mà còn trở thành một công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hóa, khơi gợi cảm giác hãi hùng đầy ngưỡng mộ, mê đắm.
2. Dòng sông trữ tình
2.1. Làm nên nét trữ tình đầu tiên là hình ảnh con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
2.2. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn hiện ra qua những màu sắc đầy biến ảo khi vì niềm yêu và sự say mê, Nguyễn Tuân đã quan sát dòng sông một cách công phu và tinh tế trong những thời điểm khác nhau, với những sắc thái khác nhau.
2.3. Trong niềm yêu nhớ của Nguyễn Tuân, sông Đà gợi cảm như một cố nhân.
2.4. Và có lẽ nét trữ tình thi vị nhất của sông Đà chính là ở sắc thái lặng tờ hoang dại của nó.
2.5. Trong đoạn văn miêu tả dòng sông trữ tình, cái tôi trữ tình của nhà văn đã thể hiện trong đam mê, dạt dào cảm xúc, những xao xuyến nhớ nhung…

III. Kết luận
Với việc phối hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…, với lối hành văn đầy biến hóa, độc đáo, giàu sức gợi tả và gợi cảm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để quan sát, miêu tả hoặc bộc lộ cảm xúc, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng dòng sông Đà trong hai sắc thái: hung bạo và trữ tình. Ông đã thể hiện rõ nét phong cách Nguyễn Tuân của mình trong những trang viết tài hoa, uyên bác khi miêu tả dòng sông, trong cách tô đậm những sắc thái phi thường tuyệt mĩ trong việc soi chiếu dòng sông từ góc độ văn hóa, thẩm mĩ, và nhất là trong cách khắc họa dòng sông Đà như một công trình mĩ thuật kì vĩ tuyệt vời của tạo hóa, để từ đó người đọc nhận ra tình yêu say đắm của nhà văn với quê hương, đất nước.

Hocmai.vn

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Phân tích 13 câu thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

không ai chôn cất tiếng đàn 
tiếng đàn như cỏ mọc hoang 
giọt nước mắt vầng trăng 
long lanh trong đáy giếng 

đường chỉ tay đã đứt 
dòng sông rộng vô cùng 
Lorca bơi sang ngang 
trên chiếc ghi ta màu bạc 

chàng ném lá bùa cô gái Digan 
vào xoáy nước 
chàng ném trái tim mình 
vào lặng yên bất chợt 

lilalilalila...


I. Mở bài
- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông ru-bích (1985)...
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho
kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor-ca.
- Đoạn thơ bình giảng là 13 câu cuối của bài thơ, trong đó Thanh Thảo đã thể hiện những cảm xúc, suy ngẫm
về cuộc đời, sự nghiệp và cách ra đi của Lor-ca .

II. Thân bài
1. Hai câu đầu là hình ảnh tiếng đàn, sự nghiệp nghệ thuật và khát vọng đổi mới của Lor-ca sau khi ông ra đi:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
1.1. Trong bài thơ Ghi nhớ, Lor-ca bộc lộ những tâm nguyện chân thành, tha thiết: Khi nào tôi chết hãy vùi thây tôi cùng cây đàn dưới lớp cát
- Đoạn thơ thể hiện tình yêu say đắm của Lor-ca với cây đàn ghi ta, với nghệ thuật, với quê hương đất nước, và còn là thông điệp cao đẹp của Lor-ca gửi tới cuộc đời.
1.2. Ý thơ của Lor-ca đã được Thanh Thảo lấy làm lời đề từ cho bài thơ: Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn! khiến tư tưởng vĩ đại của Lor-ca trở thành một trong những chủ đề của bài thơ, là tình yêu cháy bỏng với cây đàn ghi ta, với nghệ thuật, cũng đồng thời là thông điệp của người nghệ sĩ cao cả đã hi sinh cuộc đời vì nghệ thuật, lại sẵn sàng hi sinh cả sự nghiệp nghệ thuật của cá nhân mình cho công cuộc đổi mới nghệ thuật Tây Ban Nha - đó là khát vọng vĩ đại của một nhân cách vĩ đại.
1.3. Hai câu thơ đầu không ai chôn tiếng đàn-tiếng đàn như cỏ mọc hoang đã gợi ra nhiều tầng ý nghĩa.
- Trước hết, có thể hiểu là nỗi chua xót cho hành trình cách tân nghệ thuật dang dở cùng tâm nguyện đổi mới của Lor-ca với nghệ thuật Tây Ban Nha.
- Tuy nhiên hai câu thơ này cũng có thể hiểu theo một nét nghĩa khác, đó là niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn, tiếng thơ, cũng là tiếng lòng Lor-ca.
- Hai ý nghĩa trên không hề loại trừ nhau trong lời thơ Thanh Thảo khi phủ định mà không lãng quên, vượt qua mà không xóa bỏ, đổi mới hướng tới tương lai mà vẫn trân trọng, giữ gìn quá khứ, đó là sự cách tân mang tính nhân văn sâu sắc.
2. Nỗi buồn sau cái chết của Lor-ca, sự xót xa trước một khát vọng cách tân dang dở đã được Thanh Thảo thể hiện qua những hình ảnh mang khuynh hướng tượng trưng trong đó các liên kết lôgich đã bị xóa mờ:
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
3. Hai khổ thơ cuối bài cũng là những ẩn dụ sâu xa thể hiện suy ngẫm của nhà thơ Việt về cách ra đi, cách từ biệt cuộc đời của Lor-ca:
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

III. Kết luận
- Cũng như cả bài thơ, đoạn thơ thể hiện những thành công của Thanh Thảo trong việc thể nghiệm một phong cách thơ hiện đại gần gũi với thơ tượng trưng và siêu thực. Cả bài thơ là nối tiếp những câu thơ không viết hoa chữ đầu câu, có thể coi đó là biểu hiện của nhữnng dòng ghi chép ngẫu hứng, những cảm nhận mơ hồ, những liên tưởng đột ngột, những phút lóe sáng của trực giác, những ấn tượng bất chợt theo phong cách thơ siêu thực, tượng trưng. Bài thơ có sự kết hợp độc đáo giữa tính liên tục của cốt tự sự với tính gián đoạn của suy cảm trữ tình, giữa thơ, nhạc và họa, giữa những thi ảnh của Lor-ca với những thi ảnh của chính nhà thơ Thanh Thảo, giữa chất giao hưởng phương Tây với màu sắc thơ viếng phương Đông...Viết về một nghệ sĩ, một nhạc sĩ, một họa sĩ...Thanh Thảo đã có ý thức đem đến chất họa đầy ấn tượng và chất nhạc thật dồi dào cho tác phẩm.
- Từ đó, Thanh Thảo đã xây dựng hình tượng Lor-ca với vẻ đẹp bi tráng, thể hiện sự đồng cảm và tri âm, sự
ngưỡng mộ và yêu mến, niềm kính trọng và tiếc thương sâu sắc với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa, nhà cách tân kiên cường, người chiến sĩ dũng cảm, người con ưu tú của đất nước Tây Ban Nha.

Hocmai.vn

Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo (12 câu tiếp).

Tây Ban Nha 
hát nghêu ngao 
bỗng kinh hoàng 
áo choàng bê bết đỏ 
Lorca bị điệu về bãi bắn 
chàng đi như người mộng du 

tiếng ghi ta nâu 
bầu trời cô gái ấy 
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy 
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan 
tiếng ghi ta ròng ròng 
máu chảy 


I. Mở bài
- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển-1977, Dấu chân qua trảng cỏ- 1978, Khối vuông ru-bích-1985...
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor- ca.
- Đoạn thơ bình giảng là 12 câu ở giữa bài thơ, trong đó Thanh Thảo tập trung miêu tả hình ảnh Lor- ca trong cái chết bi tráng.

II. Thân bài
1. Bốn câu đầu tạo ra hai cảnh tương phản,miêu tả cái chết đến quá bất ngờ với Lor- ca, thể hiện nỗi đau xót kinh hoàng của những người dân Tây Ban Nha và nhân loại yêu hoà bình, dân chủ:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
2. Sau chi tiết đặc tả về chiếc áo choàng đỏ máu, cảnh hành hình Lor-ca tiếp tục được miêu tả qua hai dòng thơ trong đó có sự kết hợp giữa cái cụ thể của sự thật tàn nhẫn với cảm giác bồng bềnh, phiêu lãng:
Lor- ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du
3. Sự kiện đau đớn, thảm khốc ấy tiếp tục được diễn tả theo biện pháp tượng trưng, qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác trong 6 câu thơ tiếp theo:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nứơc vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

III. Kết luận
- Đoạn thơ tạo ra rất nhiều đối lập: đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ và chế độ phát xít bạo tàn; giữa tiếng hát vô tư, trẻ trung yêu đời với hiện thực phũ phàng, đẫm máu; giữa cái đẹp thánh thiện, cao cả của nghệ thuật và tình yêu với cái xấu, cái ác của những thế lực bạo tàn đen tối, giữa khát vọng sống và niềm yêu sự sống với cái chết oan trái, phi lí, phi tự nhiên... Những đối lập ấy được bộc lộ qua các hình ảnh tượng trưng, ước lệ, qua phép tỉnh lược gián cách đầy ấn tượng, qua phép chuyển nghĩa tài hoa, qua chất nhạc, chất họa dồi dào trong ngôn từ…
- Từ đó, Thanh Thảo đã xây dựng hình tượng Lor-ca với vẻ đẹp bi tráng, thể hiện sự đồng cảm và tri âm, sự ngưỡng mộ và yêu mến, niềm kính trọng và tiếc thương sâu sắc với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa, nhà cách tân kiên cường, người chiến sĩ dũng cảm, người con ưu tú của đất nước Tây Ban Nha./.

Hocmai.vn